-
QUẢN LÝ CON NGƯỜI, ĐỪNG SỢ MẤT ĐOÀN KẾT!
Bạn làm quản lý, doanh chủ, lãnh đạo một tổ chức. Cấp dưới của bạn, trong đó có những “cận thần” mà bạn tin tưởng, lại không thích nhau, không muốn hợp tác với nhau. Bạn có lo lắng và có xem đó là thảm họa không? Đa phần là có. Đọc bài viết này, có thể bạn sẽ thay đổi quan điểm!
Tôi từng làm việc ở nhiều nơi. Không có một nơi nào mà trong đội ngũ những cán bộ chủ chốt không có những bất đồng, xung đột, không thích, không ưa nhau. Ngay cả ở những cty nhỏ xíu với 5 – 7 nhân sự, tình trạng này cũng thường xảy ra. Xung đột có thể là giữa người cũ với người mới, người cũ với nhau, và người mới với người mới… Tôi không lấy đó làm lo âu, mà lại xem đó là yếu tố tích cực, làm ĐỘNG LỰC cho sự PHÁT TRIỂN. Ngược đời chăng?
Tôi có viết bài CAM KẾT HƠN ĐOÀN KẾT, trong đó, tôi nói rõ quan điểm coi trọng sự cam kết của nhân viên trong công việc, với kết quả, hơn là sự đoàn kết, vui vẻ, không làm mất lòng nhau, nhưng lại thiếu cam kết, không tôn trọng thời hạn, mục tiêu, kỷ luật…
Bạn có thể đoàn kết mãi với một người luôn thất hứa, không coi trọng cam kết không? Tôi tin là không!
Bạn có chấp nhận làm việc với những người khác tính cách, không hợp gu, thậm chí không ưa nhau, nhưng lại rất tôn trọng cam kết, giữ lời hứa, đã hứa là làm không? Tôi tin là có!
Vậy thì đừng quá lo lắng về sự “mất đoàn kết”, tất nhiên là có giới hạn, trong đội ngũ của mình. Hãy đặt ra luật chơi! Hãy đề ra kết quả mong đợi, và yêu cầu sự CAM KẾT từ đội ngũ. Đồng đội có thể không ưa nhau, nhưng MỤC TIÊU CHUNG PHẢI HOÀN THÀNH, THỜI HẠN PHẢI ĐƯỢC TUÂN THỦ.
Khi có luật chơi rõ ràng, SỰ CAM KẾT sẽ phát huy tác dụng hơn SỰ ĐOÀN KẾT. Những người không thích nhau sẽ “canh me” nhau, “soi” nhau. Và chính nhờ thế mà hai bên cùng nỗ lực để làm thật tốt (vì sợ bị bên kia bắt bẻ), và cũng nhờ thế mà tổ chức phát triển nhanh hơn!
Yêu quí nhau thì tốt rồi; nhưng nếu không hợp gu, không “tình thương mến thương” được thì cũng không sao, miễn là phải cam kết vì danh dự, trách nhiệm, vì sứ mệnh và mục tiêu chung! Đồng ý không các bạn?
Long Nguyen Huu - GPTDNV
Ngày đăng: 02-10-2019 1,207 lượt xem
Tin liên quan
- TẠI SAO TUYỂN SALES KHÓ ?
- CÓ NÊN THUÊ HEADHUNTER TUYỂN SALES?
- 4 BƯỚC TỐI ƯU HOÁ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN
- NGUYÊN TẮC QUẢ TÁO HƯ - HÃY LOẠI BỎ NGAY NHỮNG NHÂN VIÊN NÀY RA KHỎI TỔ CHỨC CÀNG NHANH CÀNG TỐT !
- NHỮNG LỖI SAI PHỔ BIẾN NHẤT KHIẾN NHIỀU CÔNG TY ĐỐT TIỀN CHO TEAM BUILDING
- KỶ LUẬT KHÔNG SAI NHƯNG CÁCH LÀM KHÔNG PHÙ HỢP ĐÃ KHIẾN NHIỀU DOANH NGHIỆP TRẢ GIÁ
- SẾP VÀ LÃNH ĐẠO - CẨN THẬN VỚI CÁI HÌNH NÀY!
- KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
- ĐỂ HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC
- QA&QC - NGỰA HAI CHÂN CÓ CHẠY ĐƯỢC KHÔNG?
- LỪA ĐẢO THANH TOÁN
- CHIẾN LƯỢC CỦA KẺ YẾU!
- TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU – HÃY NÓI ĐIỀU KHÁCH HÀNG MUỐN NGHE!
- TĂNG QUỸ LƯƠNG MÀ VẪN BẤT ỔN!
- 3 CÂU HỎI THƯƠNG HIỆU