• HÒA GIẢI XUNG ĐỘT TRONG CÔNG TY

    Nếu cách hòa giải xung đột của bạn ổn rồi thì cứ tiếp tục. Nếu chưa ổn, hãy thử nghe cách giải quyết xung đột kiểu "quái chiêu" này đi. Biết đâu, bạn sẽ nhận kết quả tích cực.

     

    Làm quản lý giỏi phải biết giải quyết xung đột và những cách này sẽ giúp bạn

     

    Hai nhân viên của bạn có chuyện bất hòa với nhau.

    Để dàn hòa, bạn KHÔNG NÊN gặp riêng từng người để hỏi lý do. Khi được hỏi riêng, người nào cũng có khuynh hướng kể lể cái sai của người kia, có khi còn thêm "mắm muối", ít khi thừa nhận cái sai của mình. Càng hỏi riêng, bạn càng tạo điều kiện cho người này nói xấu người kia, dẫn đến việc sẽ tiếp tục tìm cách (kể cả ngụy tạo, dựng chuyện) để bảo vệ những điều đã lỡ thêu dệt hoặc bịa đặt. Thế là cuộc chiến càng leo thang (vì ai cũng cố bảo vệ điều mà mình lỡ nói quá lên), trong khi mâu thuẫn lúc đầu chỉ là chuyện vặt, nhưng càng về sau thì nghiêm trọng hơn.

    Kẻ xấu thường lợi dụng tâm lý đồng cảm để "trút bầu tâm sự" để khai thác bên này, rỉ rai bên kia, ra vẻ thua thiệt, nhưng thực chất lại "đâm bị thóc, thọc bị gạo" để chiến tranh leo thang, và trong lòng hả hê sung sướng!

    Tất nhiên, động cơ của bạn là dàn hòa nên sẽ khác!

     

    Bài học rút ra:

    - Nếu bạn là nhân viên trong vụ xung đột, hãy từ chối ngay việc kể lể cho người thứ ba chuyện riêng của mình, nhất là đối với những người có tính tò mò, thích buôn chuyện. Và cũng từ chối luôn việc nghe người thứ ba kể lại chuyện của người bên kia nói gì.

    - Nếu bạn là cấp trên hay người có thiện chí hoà giải, ĐỪNG GẶP RIÊNG từng người để hỏi chuyện gì đã xảy ra, đừng tạo điều kiện cho bên này nói xấu bên kia. Hãy mời ĐỒNG THỜI CẢ HAI BÊN gặp nhau cùng với bạn, hoặc mời họ đi cà phê cùng bàn chuyện hợp tác tương lai thay vì cứ hỏi riêng mỗi người nguyên nhân với lý do của chuyện quá khứ (vì ai cũng sẽ bảo vệ lý lẽ của mình, nên sẽ chỉ đào sâu thêm mâu thuẫn).

    - Nếu bạn là người ngoài cuộc, không hiểu rõ vấn đề, mà chỉ nghe kể lại, chớ nên vội hùa theo bình luận quá khích, cay nghiệt mà làm tổn thương người khác (vì sẽ đến lúc, chính bạn cũng là nạn nhân!)

     

    Cách xử lý: Kêu cả hai người lại cùng một lúc:

    1. Yêu cầu mỗi người nêu 3 ưu điểm của người kia mà mình cảm nhận được. Từng ưu điểm hỏi tại sao lại cảm nhận được vậy?

    2. Tuyệt đối không được nhắc lại chuyện cũ, chuyện sự vụ gây xích mích. Không phân tích, hay nói đúng sai gì ở đây hết!

    3. Hướng cho họ thấy hậu quả chung của toàn Cty phải gánh chịu, bị ách tắc cv do thiếu hợp tác, không khí làm việc bị chùng kém năng suất, xì xầm bàn tán gây tâm lý xấu cho cả tập thể... Ảnh hưởng đến những người còn lại.. Và yêu cầu họ chấm dứt ngay tình trạng này!

    Nếu cách hòa giải xung đột của bạn ổn rồi thì cứ tiếp tục. Nếu chưa ổn, hãy thử nghe cách "quái chiêu" này của anh Nguyễn Hữu Long | PTDNV đi. Biết đâu, bạn sẽ nhận kết quả tích cực. Xin nhắc lại, đừng gặp riêng, đừng hỏi lý do xung đột, đừng khai thác thông tin theo kiểu tò mò, tọc mạch! Hãy mời gặp chung, và yêu cầu hai bên không nhắc chuyện quá khứ, chỉ bàn chuyện tương lai thôi nhé! Just try it!

     

    Nhưng nếu cách giải quyết như trên mà quan sát tình hình nv vẫn còn "ức", công việc vẫn chưa thông, còn gượng gạo hợp tác, thì bạn có thể áp dụng tiếp cách thứ hai này đảm bảo sẽ giải quyết được căn cơ trong nhiều loại mâu thuẫn.

     

    QUY TẮT XỬ LÝ KHIẾU NẠI, XUNG ĐỘT

    Khi có khiếu nại, hoặc xung đột, bất cứ ai (đẳng cấp, ở đâu, việc gì, khi nào) thì người ta cũng hay tranh luận/ xử sự theo khuynh hướng Đúng / Sai.

    • Và kết quả chỉ có một: tranh chấp. (cty thắng - khách bỏ đi → mất khách; ta thắng - anh em bỏ đi → mất tình)
     

    Thay vì thế, trước tiên hãy bỏ ngay suy nghĩ đúng / sai đi, và cứ xử lý theo đúng quy trình:

    (1) lắng nghe và tiếp nhận phàn nàn: Tâm thế MỞ NẮP CHAI.

    (2) nói tiếng cảm ơn vì đã cho mình có cơ hội nghe và sửa đổi: Tâm thế cuối đầu CẦU THỊ.

    (3) tỏ ra đồng cảm (để người phàn nàn hạ giọng, giảm nhiệt): Tâm thế ĐỒNG CẢM.

    (4) xác nhận lại nguồn tin (mối quan tâm thực sự của họ). TRUNG LẬP, TỈNH TÁO. Cần thiết thì hẹn lại.

    (5) tâm niệm rằng "họ / khách hàng KHÔNG luôn luôn đúng mà vì lý do nào đó họ CHƯA đúng“. Hãy tìm hiểu cái "chưa" đó là ở đâu: sai quy trình, sai form mẫu, sai chuẩn mực, sai lời hứa, hay lý do gì ….

    (6) khi đã nắm được vấn đề, hãy cùng ngồi xuống, các bước:

    - Trước tiên cả hai cần thống nhất tiêu chuẩn chung là gì (trong gia đình thì tiêu chuẩn gia đình, ở xã hội thì tiêu chuẩn xã hội, công ty thì quy trình liên kết - quy định, khách hàng thì hợp đồng - chính sách, .... tóm lại là dựa trên luật định nào, căn cứ nào, tiêu chuẩn nào). Không phải vô căn cứ cải bừa.

    - Nhìn nhận cách mà hai bên đã làm. Nếu chiếu theo tiêu chuẩn thì bên nào thiếu xót. Đưa ra bằng chứng thuyết phục.

    - Vậy là một trong hai bên đã chưa hiểu rõ tiêu chuẩn, chưa làm theo chuẩn, hoặc có làm mà chưa đồng nhất.

    - Bằng những lời lẻ tích cực tốt đẹp, khi phân tích rõ hai bên sẽ đạt sự đồng thuận trên nguyên tắc đó.

    Hãy nhớ: chỉ THẮNG khi người khác làm theo điều mình muốn. Đây mới là cách THẮNG.

     

    Để làm được như trên, trước tiên, nếu bạn là người trong cuộc, bạn hãy rèn tính điềm tĩnh, vì khi đó bạn sẽ nghĩ sâu hơn. Khi có sự vụ, bạn hãy lùi lại một bước, kiềm chế là sức mạnh. Đừng cố cải cho hả "dạ" với người ngang, bởi vì khi đó không biết người nào là người ngang ^^.

    • Một là cố chấp, cải bừa.
    • Hai là lớn tiếng lấn áp để đè lời đối phương.
    • Ba là khả năng “ngộ” ra cái sai thường rất chậm, khi nào rơi vào nghịch cảnh rồi mới ngộ ra mình sai, (hoặc khi vào tù rồi mới hối hận).
    • Hình thức tốt nhất là GIÁO HUẤN (chỉ ra con đường sai, hướng đi theo con đường đúng).

     

    Emanvietnam TH

     

    Ngày đăng: 27-07-2018 1,304 lượt xem