• TIẾNG ANH - QUYỀN LỰC MỀM!

    Phần đông ứng viên giỏi ngoại ngữ thường tìm được việc làm có mức thu nhập cao hơn ứng viên không biết ngoại ngữ từ 30% đến 50%. Ngược lại, không sử dụng được ngoại ngữ khiến ứng viên đánh mất cơ hội tìm kiếm chỗ làm việc tốt, thuận lợi và thăng tiến.

     

    Hiện có rất ít người Việt nắm giữ vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp nước ngoài mà một phần nguyên nhân do không biết ngoại ngữ.

     

    90% CHỈ BIẾT... SƠ SƠ TIẾNG ANH

    Khảo sát về hiện trạng việc làm của lao động trẻ của Báo Người Lao Động thực hiện gần đây, đưa ra những con số rất đáng chú ý. Trong tổng số 1.017 ứng viên được khảo sát, có 92,22% có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên; trong đó có 57,12% có bằng cấp CĐ-ĐH. 

    Tuy nhiên, chỉ có 8,77% ứng viên cho biết là giao tiếp và sử dụng được ngoại ngữ cho công việc, ít nhất có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ C, hoặc IELTS, TOEFL...

    Trong khi đó, có đến 43,27% ứng viên chỉ dừng lại ở chứng chỉ B ngoại ngữ hoặc tương đương trình độ B (xếp theo thời lượng học ngoại ngữ trong quá trình học chuyên môn); thậm chí chỉ ghi chung chung: Anh văn giao tiếp.

    Còn lại 47,95% chỉ mới học qua sơ cấp, không thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ.

     

    ĐỪNG TỰ ĐÁNH MẤT CƠ HỘI

     

     

    Việc không sử dụng được ngoại ngữ khiến ứng viên đánh mất cơ hội tìm kiếm chỗ làm việc tốt, thuận lợi và thăng tiến. Họ bị hạn chế trong làm việc, phát triển sự nghiệp và sẽ khó khăn hơn đối với người cùng trình độ, làm cùng công việc nhưng giỏi ngoại ngữ.

    Lao động trẻ VN rất năng động. Nhưng nhược điểm của họ là ít chịu đầu tư phát triển nghề nghiệp, trong đó có việc chưa xem trọng vai trò của ngoại ngữ, xem nó như công cụ để thuận lợi và thăng tiến hơn về việc làm.

    Hiện vẫn còn rất ít người Việt nắm giữ vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp nước ngoài mà một phần nguyên nhân do không biết ngoại ngữ.

    Kết quả đáng chú ý được đúc kết từ khảo sát là phần đông ứng viên giỏi ngoại ngữ thường tìm được việc làm có mức thu nhập cao hơn ứng viên không biết ngoại ngữ từ 30% đến 50%. Ngoài ra, so với nhóm ứng viên không biết ngoại ngữ, cơ hội phát triển nghề nghiệp, việc thăng chức, thăng cấp quản lý của ứng viên biết ngoại ngữ nhiều hơn, mất ít thời gian hơn.

    ========================================================
    ĐỪNG ĐỂ tiếng Anh LÀ RÀO CẢN TRÊN CON ĐƯỜNG THĂNG TIẾN CỦA BẠN!

    ========================================================

    TIẾNG ANH - QUYỀN LỰC MỀM!

    Ông Nguyễn Hữu Long - founder Group PTDNV chia sẽ:

    Khi tôi nhận làm CEO của một tập đoàn khá lớn tại CHLB Nga, với hàng ngàn nhân viên, trong đó các quản lý cấp cao báo cáo cho tôi hầu hết là người nước ngoài, Nga có, nước khác có. Họ được tôi đích thân phỏng vấn, tuyển dụng từ các tập đoàn tư bản lớn hoạt động ở Nga, văn phòng hầu hết ở Moscow. Các bạn biết Liên Xô trước đây (mà nước lớn nhất là Nga) được xem là “anh cả” của VN; và một thời gian dài, chúng ta phải bấu víu, dựa dẫm vào “ông anh lớn” này rất nhiều. Họ xem mình như em út. Người Nga luôn coi VN là nước nhỏ, là đàn em, người VN chỉ là sinh viên, công nhân sang sống "nhờ" nước họ. Vậy làm sao tôi đủ "uy" để quản lý họ, chưa nói đến người nước khác?

    Thưa, chính là nhờ tiếng Anh và kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong các công ty đa quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Có thể nói chính tiếng Anh đã cứu tôi "một bàn thua" trông thấy, dù tôi cũng nghe, nói, đọc viết thành thạo tiếng Nga. Tôi sử dụng tiếng Anh để giao tiếp họp hành, viết e-mail cho quản lý cấp cao. Ngay buổi lễ nhậm chức, tôi đã làm presentation nhậm chức bằng hai thứ tiếng Anh, Nga, và dẫn giải những thuật ngữ quan trọng về kinh doanh bằng tiếng Anh.

    Tôi trình bày bằng cả hai thứ tiếng xen lẫn để giải thích cho cả những người biết và không biết tiếng Anh hiểu. Vậy là họ tin tôi. Dưới mắt họ, tôi không còn là một anh chàng người VN nhỏ bé (cả về nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng), vốn từng bị xem là đàn em (dưới mấy cấp) trước đây. Tôi được họ xem như một “công dân toàn cầu”; là người của “đa quốc gia”, của các công ty tư bản (thực ra mình đâu được vậy; và tiếng Anh của tôi cũng chỉ đủ xài!).

    Vâng, chính tiếng Anh đã giúp tôi và tạo cho tôi sự tự tin cần thiết để quản lý một rừng "sao" mũi cao, mắt xanh, vốn luôn ở "vai" trên người VN. Và chính Tiếng Anh đã tạo nên uy tín (và cả uy lực) cho tôi (một CEO người VN) trước những quản lý cấp cao sừng sỏ, mà khi đứng lên, họ cao hơn tôi cả một cái đầu (theo đúng nghĩa đen).

    Nhờ tiếng Anh, tôi quản lý được họ, đồng thời cũng học được từ chính họ rất nhiều (marketing, branding, sales, HR, finance, supply chain..., đặc biệt là branding và marketing, vì chính tôi xây dựng từ đầu Khối Marketing cho tập đoàn này ở Nga)!

    Vậy thì đừng ai xem nhẹ hay kì thị tiếng Anh. Và cũng đừng ai sợ hãi tiếng Anh. Hãy đến với các buổi Offline bằng tiếng Anh của chúng tôi để cảm nhận sự tự nhiên, thoải mái của những người Việt nói tiếng Anh!

     

    Emanvn | Topica

    Ngày đăng: 21-05-2018 1,383 lượt xem