• "BÁT CƠM SẮT" NƠI LÀM VIỆC LÀ THỨ RẤT KHÓ ĐẢM BẢO

    Bạn có tưởng tượng được viễn cảnh vài năm sau khi ở độ tuổi 30, 40, bỗng nhiên bị cho nghỉ việc, rồi phải đi cạnh tranh cùng một vị trí công việc với những người trẻ tuổi ngoài kia ?

    "Thật sự rất xin lỗi, anh đã bị giảm biên chế".

    L., 32 tuổi cau mày, cầm điếu thuốc đang hút dở tức giận và bất lực hít một hơi dài.

    Anh làm sao cũng không thể ngờ được rằng, 2h chiều bị gọi lên văn phòng, một cuộc nói chuyện đơn giản, kí hợp đồng bồi thường, hủy thông tin nhân lực, một loạt các thủ tục chỉ diễn ra trong đúng 10 phút.

    Làm việc ở công ty đã 10 năm, làm từ kế toán lên đến chức giám đốc tài vụ.

    Suốt 10 năm trời, trải qua không biết bao nhiêu áp lực, từ một cậu nhóc chân ướt chân ráo không được xem trọng tới chức vụ quản lý hàng chục nhân viên, quãng thời gian đó anh đã phải bỏ ra biết bao nhiêu mồ hôi nước mắt, có lẽ chỉ có mình anh mới có thể hiểu được. Trong suốt 10 năm trời, L. đã vì công ty làm không biết bao việc lớn nhỏ, trải qua không biết bao huy hoàng cuối cùng vẫn rơi xuống vực thẳm.

    Vì dồn quá nhiều tâm huyết cho công việc này mà anh dường như đã coi công ty này là gia đình thứ 2 của mình, vì cái nhà này, anh đã cắn răng chịu đựng mức lương ban đầu không xứng với công sức bỏ ra, chấp nhận tăng ca mấy đêm liền khi công ty có đơn hàng gấp, không biết bao lần ôm chiếc máy tính, một mình ở lại công ty làm số liệu thống kê....

    Vậy mà, những thứ đó bây giờ dường như không còn ý nghĩa gì nữa. Cho tới hôm nay anh mới hiểu ra được, công ty không phải là nhà, ông chủ không phải là phụ huynh lo cho bạn đến trọn đời, nói trắng ra chỉ là bạn bỏ ra kĩ năng và sức lao động, công ty trả bạn tiền lương, chỉ vậy thôi.

    Công ty khi không cần bạn, thực ra không phải vì bạn đã làm sai điều gì mà có thể đơn giản chỉ là vì nhân viên mới vào trẻ trung, năng động, tràn đầy tinh thần nhiệt huyết hơn bạn, hoặc cũng có thể đơn giản vì công ty thấy bạn hơi đắt ...

    Làm việc 10 năm, từ mức lương 8 triệu lên 40 triệu, L. lúc bê thùng đồ của mình rời công ty, anh vẫn còn nợ ngân hàng một khoản tiền mua nhà rất lớn khi công việc đang thịnh, mà đâu có ai ngờ ...

    ---

    Tại VPBank, trong 9 tháng đầu năm đã giảm hơn 2.500 người.

    Ở VietinBank, số cán bộ nhân viên tại ngày 30/6 là 22.164 người, giảm 454 nhân viên so với đầu năm.

    Ngoài ra, "bát cơm vàng" của những nhân viên kỹ thuật cũng rất khó giữ, tháng 5 năm nay, công ty phần mềm lớn nhất thế giới Oracle đã tuyên bố xóa bỏ trung tâm nghiên cứu tại Trung Quốc, hơn 1600 nhân viên kỹ thuật tại chi nhánh này đều bị cắt giảm hoàn toàn trước tháng 7, nhiều nhân viên bị sa thải đã tổ chức biểu tình kháng nghị.

    "Bát cơm sắt" nơi làm việc là thứ rất khó đảm bảo.

    Chỉ trong vòng năm nữa thôi, ai cũng có thể là người bị cắt giảm, tuổi tác và kinh nghiệm không phải là thứ quyết định bạn có thể được ở lại hay không, bởi luận về sức lực, những thanh niên độ tuổi 20 vừa mới tốt nghiệp nhất định sẽ hăng hái, năng nổ hơn bạn, luận về lương, mức lương họ trả cho bạn họ có thể thuê 4,5 nhân viên mới.

    Bạn có tưởng tượng được viễn cảnh vài năm sau khi ở độ tuổi 30, 40, bỗng nhiên bị cho nghỉ việc, rồi phải đi cạnh tranh cùng một vị trí công việc với những người trẻ tuổi ngoài kia không?

    Ở độ tuổi 20, ai ai cũng đi làm, là một người bình thường, mọi người ai ai cũng giống nhau. Nhưng sau 30 tuổi, hình như khoảng cách đã bắt đầu xuất hiện.

    Cùng từng là bạn học, là đồng nghiệp, có người đã bắt đầu đi du lịch vòng quanh thế giới, có người suốt ngày đập hộp khoe hàng hiệu, có người cứ cách ngày lại đi ăn uống sang chảnh một lần... hình như họ không hề thiếu. Còn phần lớn người khác, cả ngày cắm đầu vào tăng ca, không dám nghỉ phép, làm việc bao nhiêu năm trời chức vụ vẫn vậy, chức không tăng mà lương cũng vẫn chỉ ngần ấy con số, thể lực và trí óc đều sụt giảm, không đọ lại được với người trẻ.

    Trong cuộc sống hàng ngày thì nào là tiền nhà, tiền học cho con, tiền phụng dưỡng cha mẹ, đủ mọi thứ tiền, mỗi ngày dường như đều là một ngày làm cật lực để đi trả nợ, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc. Cùng một vạch xuất phát nhưng khác biệt lại lớn như vậy, rốt cuộc là vì sao?

    Nhiều người như vậy là bởi: Chỉ có thu nhập từ công việc, không có thu nhập từ nguồn khác. Tỷ lệ nợ ngân hàng gần như bằng không, bạn luôn an toàn, không mạo hiểm làm riêng bất kỳ cái gì.

    Đúng vậy, thái độ và cách bạn sử dụng dòng tiền sẽ quyết định độ cao cuộc đời bạn. Sử dụng "tiền nhàn rỗi" ra sao sẽ trực tiếp quyết định bạn có bao nhiêu tài sản trong tương lai.

    Sau đây là một số phương án:

    1. Hiện nay, một người lao động bình thường có thể bị đuổi việc bất cứ lúc nào trừ khi bạn có một thỏa thuận tập thể hoặc một bản hợp đồng đặc biệt.

    Tại sao không nhìn sự việc từ một hướng khác đi – chẳng hạn bất kỳ ai sa thải bạn đều không xứng đáng với tài năng và thời gian của bạn. Khi bạn đi từng bước để xây dựng mạng lưới quan hệ, hãy tìm hiểu về những công ty khác trong ngành có thể cần người như bạn; và đơn giản là làm chủ sự nghiệp của mình.

    Cuộc sống là để sống chứ không phải để lo sợ. Thử thách càng lớn thì bạn sẽ càng trở nên mạnh mẽ khi vượt qua được. Năng lực của bạn lớn hơn bạn tưởng rất nhiều và nó đủ để vượt qua cả những trở ngại to lớn khác nữa. Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ để rồi sau này nhìn lại bạn có thể mỉm cười với bạn bè về một chương đáng nhớ trong câu chuyện cuộc đời này của bạn.

    2. Đối với những người nghỉ hưu sớm, mỗi quyết định chi tiêu dù nhỏ cũng có thể đưa họ đến gần hoặc xa hơn trạng thái tự do tài chính.

    Để chi trả sinh hoạt phí và thậm chí là trả nợ (mua nhà, mua ô tô…), đa số họ ở trong tình trạng sống vừa đủ từ kỳ lương này đến kỳ lương tới. Trên thực tế, một thống kê năm 2017 cho thấy 78% công nhân viên chức đang chi tiêu số tiền vừa bằng tiền lương của họ.

    Không có cha mẹ giàu, không thừa kế tài sản và không trúng số độc đắc. Vậy làm thế nào họ có thể nghỉ hưu ở độ tuổi mà hầu hết mọi người vẫn đang tìm cách ổn định sự nghiệp của mình?

    Câu trả lời rất đơn giản. Tất cả bắt đầu bằng tư duy tiết kiệm & đầu tư, sống tằn tiện. Theo Peter, bất cứ ai áp dụng phương pháp tương tự đều có thể nghỉ hưu sớm như anh.

    Thay vì mua những món đồ vật chất không quá cần thiết, anh bắt đầu tập trung vào việc gia tăng sự hài lòng trong cuộc sống của mình khi chi tiêu ít hơn. Đây là một phần hết sức quan trọng của quản lý tài chính và sẽ giúp chúng ta thoát khỏi mê cung vòng xoay tiêu vặt.

    Peter chia sẻ: "Mỗi khi định mua một đôi giày mới, một chai rượu vang hay một chiếc xe mới, bạn đang tự xây những bức tường của mê cung đó cao và dày hơn. Còn khi học được kỹ năng mới hoặc giải quyết một vấn đề mà không tốn quá nhiều tiền hay chỉ đơn giản là ra ngoài đi dạo, bạn đang dỡ những bức tường đó xuống".

    Điều chỉnh thói quen chi tiêu chính là điều đơn giản mà Peter cho rằng sẽ tạo nên sự khác biệt quan trọng. "Hóa đơn trị giá 10 USD và khi chi tiêu, bạn sẽ nợ 10 USD. Còn triệu phú trở thành triệu phú nhờ tiết kiệm được rất nhiều khoản 10 USD nhỏ nhoi ấy. Một khi chi tiêu được kiểm soát, bạn có thể tập trung vào việc tiết kiệm. Khi cắt giảm chi tiêu bằng những việc như không uống cà phê, không mua sắm vô tội vạ hay hàng trăm quyết định khác, bạn có thể chuyển từ trạng thái tiêu 100% tiền lương sang tiết kiệm ít nhất 50% trong số đó. Sau khi đạt được một con số nhất định, hãy trích một khoản ra để đầu tư bền vững. Một thời gian sau, bạn sẽ có đủ tiền để nghỉ hưu sớm." 

    Thoát cảnh chưa cuối tháng đã hết tiền nhờ một tư duy đơn giản ai cũng có thể làm theo.

    Theo Alexx | Gia Vũ | Đinh Vân | Trí thức trẻ 

    Ngày đăng: 12-11-2019 1,208 lượt xem