• NHÀ LÃNH ĐẠO THỰC THỤ KHÔNG PHẢI LÀ BẨM SINH

    Nhà lãnh đạo thực thụ không phải là bẩm sinh, mà là họ được tạo ra, và thường là do tự tạo. Các nhà lãnh đạo tự tạo dựng nên chính họ. Nhân đây, phải nói rằng họ không được tạo ra chỉ bằng một buổi hội nghị chuyên đề cuối tuần, không giống như lời khẳng định của các trung tâm đào tạo - như “lý thuyết lò vi ba” vậy: thình lình đưa vào một người trung bình vào và bất ngờ nhảy vọt ra một Ngài Lãnh Đạo trong vòng chỉ 60 giây.

     

     

    Tại sao chúng ta cần người lãnh đạo?

    Một người có thể sống trên hoang đảo mà không cần ai lãnh đạo. Hai người, nếu hoàn toàn hợp ý nhau, rất có thể sẽ hòa thuận và thậm chí phát triển hơn. Nếu có ba người hoặc hơn nữa thì một người nào đó phải đứng ra lãnh đạo. Nếu không hỗn loạn sẽ xảy ra.

    Các nhà lãnh đạo xuất hiện ở mọi hình thức, dáng vẻ và tư thế - thấp, cao, gọn gàng, cẩu thả, trẻ, già, nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, tất cả họ dường như đều có chung một số, nếu không muốn nói là tất cả, những yếu tố sau:

    • Tầm nhìn định hướng. Nhà lãnh đạo phải có ý tưởng rõ ràng về những điều mà họ muốn làm – cho dù đó là trong công việc hay đời sống cá nhân – và họ phải có sức mạnh để đứng vững trong lúc khó khăn, hoặc thậm chí là khi gặp thất bại.

    Bạn cần biết rõ mục tiêu bạn phải đến, và tại sao bạn phải đến đó, nếu không, bạn sẽ không thể đạt đến mục tiêu đó được. Mục tiêu, hay tầm nhìn, định hướng đó đã được Norman Lear minh họa rõ ràng .

    • Sự đam mê – đó là niềm say mê tiềm ẩn đối với những hứa hẹn của cuộc sống, cùng với một đam mê cụ thể đối với một thiên hướng, một nghề nghiệp, một phương cách hành động. Nhà lãnh đạo phải yêu thích những gì họ đang làm và thích thú với quá trình thực hiện điều đó.

    Thiếu vắng hy vọng, chúng ta không thể tồn tại và phát triển được. Nhà lãnh đạo nào biết truyền đạt niềm đam mê sẽ trao cho mọi người xung quanh niềm hy vọng và nguồn cảm hứng. Yếu tố này có khuynh hướng đi kèm theo một số ảnh hưởng xoay quanh nó – đôi khi chính là sự hăng hái, nhiệt tình.

    • Tính chính trực. Có ba điều quan trọng tạo nên tính chính trực, đó là: tự biết mình, ngay thẳng và chín chắn.

     

    • “Tự biết mình”, đó là hàng chữ khắc trong Đền thờ Delphi. Và đây vẫn còn là nhiệm vụ khó khăn nhất mà chúng ta phải đối mặt. Nếu bạn chưa thực sự hiểu hết về bản thân, các ưu điểm và nhược điểm của mình, biết rõ những gì bạn muốn làm và lý do tại sao bạn muốn làm điều đó, bạn sẽ không thể đạt được bất cứ thành công nào, dù là theo nghĩa hời hợt nhất của từ này. Bạn là nguyên liệu thô của chính bạn. Khi biết được những gì đã tạo nên bản thân bạn và biết mình cần có những yếu tố gì để hoàn thiện bản thân, bạn có thể phát minh ra chính mình.

     

    • “Ngay thẳng” là chiếc chìa khóa đi đến khả năng tự biết mình. Ngay thẳng đặt nền tảng trên khả năng thành thật trong ý nghĩ và hành động, một tấm lòng luôn kiên định với các nguyên tắc đạo đức, và đấy chính là trạng thái hoàn hảo và vững vàng cơ bản. Giống như Lillian Hellman đã nói, nhà lãnh đạo không thể xén bớt lương tâm của mình để thích nghi với những kiểu cách nhất thời.

     

    • Chín chắn” rất quan trọng đối với một nhà lãnh đạo, vì công việc lãnh đạo không đơn thuần là chỉ ra đường lối hoặc ban phát mệnh lệnh. Mọi nhà lãnh đạo đều cần phải trải nghiệm và trưởng thành qua những việc sau:
    • học để trở nên tận tụy, tinh tường,
    • có khả năng cùng làm việc và học hỏi từ mọi người xung quanh,
    • không bao giờ bị lệ thuộc,
    • luôn luôn chân thật.
    • Khi đã có được những phẩm chất trên cho mình, nhà lãnh đạo có thể khuyến khích người khác hình thành những phẩm chất này nơi bản thân họ.

     

    Tính chính trực là cơ sở của sự tin cậy, phẩm chất này gần như không phải là một yếu tố mà là kết quả của sự lãnh đạo. Đó là phẩm chất duy nhất không thể giành lấy được mà phải được rèn ra. Phẩm chất này hình thành từ những người cùng làm việc và người dưới quyền, mà nếu thiếu điều đó, nhà lãnh đạo không thể làm việc được.

    • “Tính ham học hỏi táo bạo”. Các nhà lãnh đạo phải luôn kinh ngạc trước bất cứ điều gì, mong muốn học hỏi với tất cả khả năng, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, chấp nhận thử thách những điều mới mẻ. Họ không lo lắng về thất bại nhưng biết tận dụng sai lầm, vì biết rằng mình sẽ học hỏi được thêm từ chúng. Khả năng học hỏi từ nghịch cảnh chính là một chủ đề quan trọng.

     

    Nhà lãnh đạo thực thụ phải được tạo ra từ sự ngẫu nhiên, từ hoàn cảnh, từ sự bền bỉ, kiên trì, hoặc bằng ý chí hơn là được tạo ra từ tất cả các khóa đào tạo khả năng lãnh đạo cộng lại. Các khóa học này chỉ có thể dạy các kỹ năng. Họ không thể dạy cá tính hoặc tầm nhìn – và thực ra, thậm chí họ cũng không thử làm điều đó. Việc phát triển một cá tính và tầm nhìn chính là cách mà các nhà lãnh đạo khẳng định chính họ.

    Theo quan điểm của Wallace Stevens, nhà quản lý là người đội mũ phớt và học hỏi thông qua đào tạo. Nhà lãnh đạo thì đội mũ rộng vành và chọn giáo dục.

    Hãy xem sự khác biệt giữa đào tạo và giáo dục như thế nào:

    Giáo dục

    Đào tạo

    Khuynh hướng quy nạp

    Khuynh hướng diễn dịch

    Mang tính thăm dò

    Nhất định, không thay đổi

    Năng động

    Tĩnh

    Hiểu

    Nhớ

    Ý tưởng

    Sự kiện

    Phạm vi rộng

    Phạm vi hẹp

    Sâu sắc

    Bề mặt

    Kinh nghiệm

    Học thuộc

    Chủ động, tích cực

    Bị động, tiêu cực

    Đặt câu hỏi

    Trả lời

    Giải quyết vấn đề

    Giải quyết nội dung bài học

    Mang tính chiến lược

    Mang tính chiến thuật

    Lựa chọn giữa nhiều mục đích

    Mục tiêu cụ thể

    Thăm dò, khảo sát

    Dự báo, dự đoán

    Khám phá

    Mang tính giáo điều

    Chủ động

    Phản xạ

    Sáng kiến

    Làm theo lời chỉ dẫn

    Động não toàn bộ

    Động não trái

    Cuộc đời

    Nghề nghiệp

    Mang tính dài hạn

    Mang tính ngắn hạn

    Thay đổi

    Ổn định

    Nội dung

    Khuôn khổ

    Linh hoạt

    Cứng nhắc

    Rủi ro

    Nguyên tắc

    Xu hướng tổng hợp

    Xu hướng luận đề

    Mở

    Đóng

    Khả năng sáng tạo

    Suy tư thông thường

    Kết luận:
    Nhà lãnh đạo

    Nhà quản lý

    Nếu danh sách bên trái dường như quá lạ lùng đối với bạn thì đó là vì nó không phải là cách thức mà chúng ta thường được dạy dỗ. Hệ thống giáo dục của chúng ta thực sự phù hợp với đào tạo hơn là giáo dục. Và đó là điều bất hạnh.

    Danh sách bên trái là tất cả những phẩm chất mà các trường dạy kinh doanh không khuyến khích, họ chủ yếu chọn những gì phù hợp cho khoảng thời gian ngắn hạn, tối đa hóa lợi nhuận.

     

    Emanvn | "Trên bước đường trở thành lãnh đạo" | Warren Bennis

    Ngày đăng: 18-10-2017 1,454 lượt xem