-
NGƯỜI NHẬT QUA CÁCH NHÌN CỦA CỐ THỦ TƯỚNG LÝ QUANG DIỆU
Trong mỗi cá nhân sinh ra tại đất nước mặt trời mọc có một loại quyết tâm kỳ lạ: họ tin rằng bản thân mình có thể thành công, ở mọi cấp độ, nếu nỗ lực không ngừng. Tất cả xã hội lao động đó đưa mình vào một cuộc đua không có điểm dừng, cuộc đua tối đa hóa năng suất lao động, xuyên suốt trong niềm tự hào về nghề nghiệp mà họ lựa chọn.
Trong suốt chuyến viếng thăm vào cuối những năm 1970 đến Takamatsu, một thành phố trên đảo Shikoku, cố Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã chứng kiến một thực tế không thể nào quên được về cách người Nhật Bản tự hào trong công việc của họ. Khi ấy, đại sứ Nhật Bản chiêu đãi ông một bữa tối tại khách sạn tốt nhất của họ, với thức ăn tuyệt ngon, dù chỉ có ba sao. Tới món trái cây và tráng miệng, một bếp trưởng khoảng 30 đến 40 tuổi xuất hiện trong bộ đồ trắng tinh khiết biểu diễn tài gọt vỏ hồng vàng và lê giòn điêu luyện. Quả là một màn trình diễn tuyệt vời. Tò mò về cách người đầu bếp luyện tập các kỹ năng của anh ta, ông nhân được câu trả lời khiến bản thân rất ngạc nhiên:
“Sự tự hào trong công việc và không bao giờ cảm thấy xấu hổ về khởi đầu là nguyên nhân cho thành công của vị bếp trưởng ngày hôm nay. Người nghệ nhân bắt đầu với công việc là một người giúp việc trong bếp, rửa chén đĩa, gọt khoai tây và cắt rau. Năm năm sau, anh ta tốt nghiệp là một đầu bếp cấp thấp; mười năm sau, anh ta trở thành bếp trưởng trong khách sạn này và tự hào về điều đó. Giờ đây, anh ta cắt trái cây trước mặt các nguyên thủ với kỹ nghệ hiếm có, và vẫn vui vẻ làm việc tại nơi đã giúp anh ta thành công, dù đó chỉ là một nhà hàng 3 sao.”
Với người Nhật, không xuất phát điểm nào là thấp kém, và họ luôn làm việc với lòng mong mỏi vượt trội hơn các vai trò được giao, dù là đầu bếp, bồi bàn, hay những người hầu phòng. Điều này đã tạo nên năng suất cao trong các ngành dịch vụ; còn trong sản xuất, đó là chìa khóa khiến "các sản phẩm có xuất xứ từ xứ xở hoa anh đào hầu như không có khuyết điểm".
Với người Nhật, sự rập khuôn trong suy nghĩ rằng bản thân cần làm việc như những con kiến, sống trong những chuồng thỏ, đóng cửa thị trường trong nước và xuất khẩu không ngừng những sản phẩm hoàn hảo nhất, từ thép, xe hơi, máy vô tuyến đến sản phẩm điện tử đã mang đến cho đất nước Nhật Bản thành công hiếm có, khó có thể lặp lại ở bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới.
Sự tận tụy trong công việc của người Nhật từng khiến cố Thủ tướng Lý Quang Diệu sốc, bởi họ luôn gắn trách nhiệm cá nhân rất nặng lên nhiệm vụ được giao. Một kỹ sư người Nhật thậm chí còn tự sát vì nhận ra bản thân mắc sai lầm trong việc tính toán chi phí một dự án, khiến công ty bị giảm lợi nhuận. "Chúng tôi không thể tưởng tượng được bất kỳ một người Singapore nào có thể cảm thấy trách nhiệm cá nhân nặng nề như vậy".
Emanvn | Cafef
Ngày đăng: 23-09-2017 989 lượt xem
Tin liên quan
- ĐỂ LÀ MỘT NGƯỜI THÀNH CÔNG, ĐỪNG BAO GIỜ TIN VÀO NHỮNG LỜI MÀ NGƯỜI THÀNH CÔNG NÓI
- 3 MÓN NỢ TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN MẮC KHI Ở ĐỘ TUỔI TRUNG NIÊN: ĐÁNG NGẪM
- CÔNG THỨC KÌ DIỆU GIÚP BẠN ĐẠT MỌI MỤC TIÊU VÀ KHÔNG BAO GIỜ BỊ TRÌ HOÃN
- 5 THÓI QUEN CỦA NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG NHẤT VỀ TÀI CHÍNH, ĐA SỐ CHÚNG TA KHÔNG NHẬN RA NÊN MÃI CHƯA THỂ GIÀU
- CHẲNG AI MUỐN GIAO DU VỚI KẺ THẤT BẠI NHƯNG ĐÂY LÀ CÁCH ĐỂ KẾT GIAO VỚI NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG HƠN MÌNH
- NGƯỜI DO THÁI QUA CÁCH NHÌN CỦA THỦ TƯỚNG LÝ QUANG DIỆU
- 10 ĐỊNH LUẬT LÀM GIÀU NGƯỜI DO THÁI 3000 NĂM VẪN CÒN NGUYÊN GIÁ TRỊ
- 7 CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THẤT BẠI
- CÔNG THỨC GIA TĂNG GIÁ TRỊ BẢN THÂN
- KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI SỐNG TRÁCH NHIỆM VÀ VÔ TRÁCH NHIỆM
- NHỮNG NGƯỜI THẤT BẠI ĐAU NHẤT CŨNG LÀ NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG NHẤT
- NHỮNG THÓI QUEN TỐT THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
- THÔNG MINH VÀ TRÍ HUỆ, BẠN MUỐN TRỞ THÀNH NGƯỜI NÀO?
- QUY TẮC SỐNG CỦA NỮ THƯ KÝ TỶ PHÚ LÝ GIA THÀNH
- 7 THÓI QUEN CỦA BẠN TRẺ THÀNH ĐẠT