• DẪN DẮT SỰ THAY ĐỔI - NGUYÊN LÝ ĐỂ TÁI CẤU TRÚC TỔ CHỨC

    Quan sát tiến trình thay đổi của các tổ chức trong hơn 30 năm, John P. Kotter, Giáo sư từ Trường Kinh doanh Harvard, đã cho rằng có sự khác nhau rất quan trọng giữa những cuộc thay đổi thành công và những cuộc thay đổi thất bại. Điều làm ông quan tâm là, tại sao có một số ít người có khả năng thay đổi tổ chức của họ một cách ngoạn mục, trong khi hầu hết những người khác thì không thể.

    Đây là một chỉ dẫn có tính nguyên tắc về những việc cần làm khi dẫn dắt sự thay đổi. Có tám sai lầm thường gặp khi quản lý thay đổi, cùng với tiến trình thay đổi gồm tám bước, cực kỳ có ý nghĩa với những ai muốn thay đổi thành công tổ chức của mình.

    Alvin Toffler đã từng nói, “Mù chữ trong thế kỷ 21 không phải là không biết đọc, không biết viết mà là không thể học, không biết phản tỉnh và không chịu học lại”. Dẫn dắt sự thay đổi của John Kotter là một trong những kim chỉ nam giúp cho các nhà lãnh đạo và quản lý có thể đọc, phản tỉnh và học lại. Nó đưa ra những đề nghị rất thực tế đối với việc tiến hành thay đổi trong các tổ chức và làm cho thành quả của tiến trình thay đổi đó trở thành bền vững.

    Những dẫn chứng từ thực tế ủng hộ luận điểm cho rằng người đi làm trong thế kỷ 21 cần biết nhiều hơn về lãnh đạo và quản lý hơn hẳn trong thế kỷ trước. 

    Kotter chỉ ra những thói quen tinh thần cần có cho khả năng học tập suốt đời:

    ---

    (1) Chấp nhận rủi ro,

    (2) Tự phản tỉnh,

    (3) Tìm kiếm ý tưởng và ý kiến của người khác,

    (4) Lắng nghe cẩn thận và

    (5) Cởi mở với các ý tưởng mới.

    ---

    Kotter nêu rõ những nguyên nhân cốt lõi làm cho các tổ chức thất bại khi tiến hành thay đổi:

    ---

    (1) Quá nhiều tự mãn,

    (2) Thiếu một đội tiên phong mạnh mẽ,

    (3) Xem thường sức mạnh tầm nhìn của sự thay đổi,

    (4) Không truyền đạt đầy đủ tầm nhìn của sự thay đổi,

    (5) Để cho các trở ngại chặn đường,

    (6) Không tạo ra được các thắng lợi ngắn hạn,

    (7) Công bố chiến thắng quá sớm và

    (8) Bỏ qua cách giữ các thành quả của thay đổi ở lại một cách bền vững.

    ---

    Trên cơ sở nhìn nhận những sai lầm thường gặp đó,

    Kotter đề ra tiến trình thay đổi tám giai đoạn, bao gồm:

    (1) Tạo nên sự cấp bách,

    (2) Xây dựng đội tiên phong,

    (3) Xây dựng tầm nhìn của sự thay đổi và chiến lược,

    (4) Truyền đạt tầm nhìn của thay đổi,

    (5) Trao quyền,

    (6) Tạo ra những thắng lợi ngắn hạn,

    (7) Duy trì thành quả và tạo ra nhiều đổi thay hơn nữa, và

    (8) Biến những cái mới thành văn hóa.

    ---

    Chỉ rõ hàng loạt các ví dụ về những gì sẽ xảy ra nếu bất cứ bước nào ở trên bị bỏ qua. Kotter đã cống hiến cho người trong cuộc những bài học ngắn gọn, súc tích bàn về từng bước của tiến trình thay đổi một cách ấn tượng.

    ---

    Ông so sánh cấu trúc, hệ thống văn hóa của các tổ chức và kết luận rằng:

    "các tổ chức sẽ không thể đi đến chỗ cần đến nếu chỉ thay đổi dần dần từng bước nhỏ."

    Nói khác đi, ông khuyến khích các tổ chức tiến hành các thay đổi "có tính cách mạng". Hơn thế nữa, ông còn cho chúng ta những gợi ý và hướng dẫn về cách tiến hành các cuộc cách mạng đó như thế nào.

    "Phải lấy con người làm trung tâm, muốn thành công thì phải dẫn dắt chính con người trong tổ chức đi qua các bước thay đổi từ nhận thức, cảm xúc đến hành vi. Nhấn mạnh nguyên tắc: Nhìn thấy – Cảm nhận – Thay đổi".

    ---

    Với kinh nghiệm của người làm công tác tư vấn, cùng với khách hàng của mình tiến hành các thay đổi ở nhiều qui mô khác nhau, chúng tôi tìm được ở Kotter rất nhiều những lời tư vấn bổ ích. Đáng nể nhất là các kinh nghiệm thực tế của ông đã làm thay đổi tư duy của chúng tôi về công việc.

    Chúng tôi chân thành muốn chia sẻ với bạn một điều duy nhất: Nguyên lý mà bạn cầm trên tay khuyến khích chúng ta mạnh dạn bước vào tương lai.

    ---

    Emanvn | Leading Change – Dẫn dắt sự thay đổi (John P. Kotter)

    Ngày đăng: 09-11-2017 2,352 lượt xem