-
DASHBOARD NHẮM TỚI KẾT QUẢ: LIẾC NHANH DOANH NGHIỆP CỦA BẠN
Dashboard trên xe hơi hiển thị những thông tin quan trọng bạn cần biết để vận hành xe một cách hiệu quả – tốc độ xe, tình trạng động cơ, nhớt hay nước làm mát có bị thiếu không, v.v… Một dashboard kinh doanh thông minh cơ bản giống như vậy.
Dashboard sử dụng trực quan dữ liệu chẳng hạn như các biểu đồ và bản đồ. Nhưng nguyên tắc là như nhau: nó là nơi hợp nhất để có được cảm giác về vận hành mọi công việc ra sao và ra quyết định về việc sẽ làm gì tiếp. Những hạng mục tiêu biểu có thể bao gồm số liệu bán hàng, tồn kho, dữ liệu tài chính, v.v… – bất cứ dữ liệu nào có liên quan tới công ty bạn cũng có thể được trực quan hóa và chia sẻ.
Dashboard cho bạn thấy các chỉ số hiệu suất trọng yếu (KPI) và các dữ liệu quan trọng khác cho doanh nghiệp của bạn. Nhưng chúng không được sử dụng thường xuyên ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Thật đáng tiếc, vì chúng là những công cụ quản lý hữu ích tuyệt vời cho dù bạn có một vài, vài chục, hay vài trăm nhân viên.
Hãy xem những gì công cụ kinh doanh thông minh BI dashboard của eManGo có thể giúp cho công ty của bạn, và cách bạn có thể bắt đầu với chúng.
Làm sao để tạo một dashboard?
Dashboard có thể được chia nhỏ theo vai trò, chiến lược, phân tích, hoạt động, hoặc thông tin.
- Dashboard chiến lược - cung cấp cái nhìn tổng quan nhanh chóng mà các nhà ra quyết định cần theo dõi sức khỏe và cơ hội của doanh nghiệp. Loại này tập trung sâu vào đo lường hiệu suất và dự báo. Data thường lấy từ nguồn dữ liệu tĩnh, đã commit, không thay đổi.
- Dashboard phân tích - thường bao gồm nhiều ngữ cảnh, so sánh với dữ liệu quá khứ, cùng với đánh giá hiệu suất. Thường hỗ trợ tương tác, đi sâu vào chi tiết dữ liệu.
- Dashboard cho các hoạt động giám sát - được thiết kế khác với 2 loại trên, thường yêu cầu giám sát các hoạt động và sự kiện liên tục thay đổi, có thể cần chú ý, và phản hồi tại thời điểm thông báo.
- Dashboard cho các phân hệ chuyên dụng có thể theo dõi tất cả các chức năng của công ty. Ví dụ bao gồm nguồn nhân lực, tuyển dụng, bán hàng, hoạt động, bảo mật, công nghệ thông tin, quản lý dự án, quản lý quan hệ khách hàng, và nhiều chức năng của các phòng ban khác.
Về mặt đồ họa, người dùng có thể thấy các số liệu tổng thể và sau đó đi sâu vào dữ liệu chi tiết cấp thấp bên dưới. Mức độ chi tiết này thường được chôn sâu trong doanh nghiệp và không có sẵn cho các giám đốc điều hành cấp cao.
Dashboard được tạo ra từ các phần mềm chuyên dụng có sẵn từ nhiều nhà cung cấp phần mềm như: bán phần mềm độc lập để tạo dashboard, ứng dụng dựa trên trình duyệt web, và các ứng dụng khác trên máy tính để bàn.
Tuy nhiên, một số công ty vẫn tiếp tục phát triển và duy trì các dashboard do tự mình tạo ra cho nội bộ công ty.
Hoặc sử dụng một phần mềm ERP có sẳn chức năng dasdboard này.
Thiết kế dashboard tốt sẽ truyền đạt rõ ràng thông tin quan trọng tới người dùng và giúp dễ dàng truy cập thông tin hỗ trợ.
Những lời khuyên về trình bày
Khi thiết kế một dashboard, đây là một vài điều cần lưu ý để hiểu và sử dụng được dễ dàng.
- Ít nhưng chất (quan trọng). Làm sạch và gọn gàng bằng cách chỉ chọn cẩn thận những thông tin phù hợp nhất. Bạn muốn có được sự thấu hiểu sâu sắc trong nháy mắt chứ không phải chằm chằm nhìn vào hàng chục ô để hiểu được chúng.
- Thấu hiểu nhu cầu, và chọn loại dashboard phù hợp nhất.
- Bạn không cần phải dùng quá nhiều chi tiết trong một ô. Người đọc có thể nhấp chuột vào một ô để xem báo cáo liên quan và xem thêm thông tin chi tiết.
- Cân nhắc việc hiển thị. Nếu dashboard được truy cập trên một màn hình lớn trong phòng họp, bạn có thể thêm nhiều nội dung hơn. Nếu được truy cập chủ yếu bằng máy tính bảng hay điện thoại, hãy làm đơn giản.
- Nhấn mạnh dữ liệu quan trọng bằng cách tăng kích thước của ô.
- Đừng sợ khi phải đặt một chỉ tiêu duy nhất trên một ô nếu nó thực sự quan trọng – chẳng hạn như doanh số bán hàng ngày hoặc sự hài lòng của khách hàng.
Ngày nay, việc sử dụng các trang tổng quan (dashboard) tạo thành một phần quan trọng trong Quản lý hiệu suất kinh doanh (BPM).
Emanvn TH
Ngày đăng: 15-05-2018 2,287 lượt xem
Tin liên quan
- THỊ TRƯỜNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ VÀ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG ERP TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
- BUSINESS INTELLIGENCE TẠI DOANH NGHIỆP
- PHÂN TÍCH & RA QUYẾT ĐỊNH DỰA TRÊN BÁO CÁO QUẢN TRỊ
- ĐỂ TRỞ THÀNH IT MANAGER CHUYÊN NGHIỆP
- IT MANAGER NHIỀU VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM HƠN BẠN NGHĨ
- ĐO LƯỜNG VÀ QUẢN LÝ TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN
- CÁC MÔ HÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN THỜI CÔNG NGHỆ 4.0
- CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP VIỆT CẦN LÀM GÌ ĐỂ THÀNH CÔNG?
- ERP LÀ GÌ? TẠI SAO BẠN NÊN SỬ DỤNG eManGO?
- TRIỂN KHAI ERP & YẾU TỐ CON NGƯỜI
- ERP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
- KHI NÀO DOANH NGHIỆP CẦN ĐẦU TƯ ERP?
- ƯU ĐIỂM & XU HƯỚNG CỦA GIẢI PHÁP ONLINE
- TRIỂN KHAI CRM LÀ MỘT NGHỆ THUẬT?
- XÂY DỰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN (CNTT) TRONG DOANH NGHIỆP?