• BÍ QUYẾT ĐỂ RÈN ĐƯỢC NĂNG LỰC "TỰ HỌC " CHO CON EM

    "Tự giác học" với 'Tự học" là keywords cũng vô cùng hot hiện nay. Nghe na ná, nhưng khác nhau một bờ vực.

    Câu hỏi là "làm thế nào rèn con tự học?" 

    Câu trả lời đã nằm sẵn trong câu hỏi, ở chính từ "rèn". Sự tự giác học về bản chất là một hành vi, nên chúng ta phải "rèn" hành vi ấy. Mọi hành vi đều "rèn" được. 

    Rèn hành vi (Behavior conditioning) đơn giản là lặp đi lặp lại qua cơ chế thưởng (positive conditioning) & phạt (negative conditioning) nhằm biến một hành vi thành một thành thói quen (From behavior to habit). Học tốt ăn kẹo, không tốt ăn đòn, nôm na vậy.

    Trong khoa học hành vi, việc "rèn" đúng cách như thế - sẽ có thể tạo nên "thói quen tự giác" (Conditioned habits) ở con người, vì hành vi con người về cơ bản bị chi phối bởi cái sợ và cái sướng trong sự phạt và thưởng. Nhiều động vật huấn luyện được, cũng theo cơ chế này. 

    Đó là hiểu sự tự giác như một hành vi để "rèn".

    Tiếp theo, "Học" có phải chỉ đơn thuần là một hành vi? 

    Học không chỉ là một hành vi, vì "khả năng học" của loài người vô cùng phức tạp, học vừa là hành vi, vừa là tư duy (cognition).

    Học bị chi phối bởi nhiều cơ chế đến nỗi khoa học vẫn chưa khám phá hết được "học thế nào là tốt nhất?" để nghiệm ra "dạy thế nào là tốt nhất?".

    Học còn có đặc tính là phân hoá, và cá nhân hoá cao ở cấp độ DNA từng người (IQ, EQ, ...). Do vậy, mỗi người đều "học" khác nhau, dẫn đến việc thiết kế một chương trình tối ưu cho toàn thế giới là điều không thể.

    Học chỉ đạt tối ưu khi được cá nhân hoá hoàn toàn.

    Ví dụ như nếu bạn hiểu rõ DNA của mình giúp mình mạnh yếu cái gì thì tập trung cái đó. Việc này, rõ là các chương trình phổ thông sĩ số càng đông thì càng không đáp ứng nổi. 

    Việc không phù hợp với tính mỗi cá nhân trong sự học, dẫn đến tâm lý "chán, ngại, sợ" học ở nhiều học sinh.

    Tuy nhiên, việc tự giác học vẫn có thể được "rèn" như trên, và học sinh hoàn toàn đến giờ là ngồi vào bàn học chăm chỉ. Tuy nhiên các bạn thấy việc đó không phải "tự học" thực sự.

    Bởi tự học thực sự bao gồm tự nhận thức (self aware), tự điều chỉnh ( self regulated), và cuối cùng là tự rèn ( self disciplined). Quy trình trên có chi phối từ tính cách cá nhân do DNA quy định, có cả chi phối của nội động lực (internal motivation).

    Nội động lực là sự biểu hiện "hứng thú với học tập". Nó đến từ đâu?

    Đó là: 

    • Đầu tiên là đến từ việc học sinh có cơ hội có nhiều trải nghiệm để khám phá bản thân (self discovery).

    • Rồi tiếp là đến từ việc cha mẹ, người giáo viên phải hiểu rõ lý thuyết tâm lý học hành vi, tâm lý học nhận thức nhằm cá nhân hoá tối đa việc định hướng cho con tự học. (Refer: Zone of proximal development).


    Như vậy mới thúc đẩy được tính tự giác và năng lực tự học thực sự. Tự học là năng lực (Capability) chứ không đơn giản là tính cách, thói quen (Personality, habit).

    Cần lưu ý là, trẻ ở các nhóm tuổi sẽ khác nhau, ví dụ trẻ 0 đến 6 thì thiên về hành vi nhiều hơn, lại phải vừa rèn tự giác các hành vi thói quen tốt, vừa kích thích vận động, tò mò nhận thức, xây dựng khả năng tập trung cao dần..etc.

    Ở Việt Nam rất ít học sinh có năng lực tự học, nhưng lại không thiếu các em biết "tự giác học" (self conform) mặc dù chúng ghét học đau đớn. 

    Trong dạy học, mình cực và 
    mất nhiều thời gian chỉ để đảo ngược tâm lý "sợ học" của học sinh, học sinh càng lớn lại càng khó thay đổi. Cứ thế học đến đại học, sinh viên VN thường mất sạch nội động lực. Lấy đâu ra năng lực tự học, năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học? 


    P/s. 
    Mình có một cô học sinh ở tỉnh nghèo, cô gái nhỏ nhút nhát đó gặp mình đã lâu, nhưng chứng kiến nội động lực mạnh mẽ của cô gái đó, mình đã biết là em sẽ đạt được ước mơ của mình. Em sớm đã phải tự sống xa gia đình, phải tự lập, tự giác học là đương nhiên. Mình chẳng dạy em nhiều. Ngày qua ngày chỉ động viên, định hướng để em xây dựng năng lực tự học được đủ mọi thứ em cần.


    Hôm nay em nhận tin. 2 thầy trò nhiều năm rồi không gặp, nhưng vẫn quý nhau như 2 người bạn. 

    Nghiệp làm giáo này, nói thật lòng, cũng làm dâu trăm họ, cực kỳ phũ và cũng nhiều nỗi buồn, trăm điều trăn trở. Chỉ cảm thấy vơi đi mỗi khi thấy những người bạn trẻ tìm được giấc mơ và hiện thực hoá nó để thấy mình cũng hạnh phúc. Mình không nói đến thành công, thành tựu, thành tích, chỉ nghĩ đến hạnh phúc của học sinh thôi đã hạnh phúc theo rồi.

    Đồng đạo mới đồng hành được các cụ ạ. Đừng cố tìm người đồng hành khiên cưỡng, bĩnh tĩnh sẽ gặp được đồng đạo.

    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ.
    Vô duyên đi bộ bất tương phùng.

    Thầy. Ngô Huy Tâm

    Ngày đăng: 10-05-2019 980 lượt xem