• CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

    Trong quá trình tổ chức và thực hiện việc quản lý chất lượng, doanh nghiệp cần có các công cụ để đánh giá và đưa ra những giải pháp tối ưu cho việc nâng cao chất lượng. Có rất nhiều các công cụ quản lý khác nhau được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới.

     

    Tuy nhiên ở Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp đều chưa hiểu rõ và áp dụng còn rất hạn chế.

    Như vậy, việc tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của các công cụ này là hết sức cần thiết. Một số công cụ quản lý sau đây có thể ứng dụng trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

    1.Biểu đồ luồng

    Một mô hình sản xuất phản ánh toàn bộ quy trình từ khi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho tới khi sản phẩm tới tay người tiêu dùng, trong đó có sử dụng các ký tự, biểu tượng hình học để biểu thị. Sau đây là một ví dụ về biểu đồ luồng:

    Để có thể thực hiện được quá trình sản xuất, các doanh nghiệp phải mua sắm các thiết bị, yếu tố đầu vào (nguyên, nhiên vật liệu...) từ các nhà cung cấp. Sự phối hợp giữa các yếu tố đầu vào với máy móc, thiết bị, phương pháp sản xuất và nhân lực sẽ tạo ra sản phẩm. Nhìn vào mô hình trên ta dễ dàng nhận thấy các nhân tố ảnh hưởng đối với chất lượng sản phẩm, từ đó phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây ra sai sót để có sự điều chỉnh, cải tiến nhanh chóng hơn.

    *Ý nghĩa của biểu đồ luồng.

    - Giúp cho người thực hiện trong quy trình hiểu rõ toàn bộ quy trình một cách thống nhất.

    - Tạo mối quan hệ tốt giữa người cung cấp, khách hàng và các phòng ban, cải tiến quá trình truyền thông tin giữa các phòng ban và các khu vực.

     

    2.Mô hình Ishikawa (mô hình xương cá)

    Là mô hình biểu thị mối liên hệ giữa các đặc tính chất lượng với các nhân tố làm ảnh hưởng tới sự phân tán các đặc tính này.

    Mô hình xương cá có hình dạng tương tự như xương cá, ở giữa là 1 trục mũi tên (xương sống), hai bên có nhiều nhánh nhỏ biểu thị các yếu tố ảnh hưởng tới các đặc tính chất lượng. Mô hình sau là một ví dụ tìm ra nguyên nhân gây phế phẩm trong quy trình sản xuất.

    Nhìn vào mô hình ta có thể thấy rõ có 5 nguyên nhân chính gây ra phế phẩm.

    - Con người

    - Công nghệ, máy móc.

    - Đo lường.

    - Nguyên vật liệu.

    - Phương pháp sản xuất.

    Do vậy, người ta có thể dễ dàng phát hiện và loại bỏ những nguyên nhân gây ra phế phẩm.

    *Ý nghĩa của mô hình.

    - Mô hình Ishikawa được sử dụng trong việc đào tạo cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp.

    - Là chìa khoá để phát hiện nguyên nhân, cho phép tìm ra nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến đối tượng để có hướng khắc phục và cải tiến chất lượng sản phẩm.

     

    3.Biểu đồ Pareto

    Là loại biểu đồ cột phản ánh những nhân tố ảnh hưởng có tần số xuất hiện lớn nhất dựa trên những dữ liệu thu được từ các nguồn khác nhau.

    Sau khi có được các dữ liệu cần:

    - Phân loại theo thứ tự quan trọng các hiện tượng hoặc các nguyên nhân.

    - Sắp xếp dữ liệu từ lớn đến nhỏ các sự việc hoặc chi phí sai sót nhằm phát hiện, xử lý, loại bỏ.

    - Các nguyên nhân gây sai sót phổ biến.

    - Thứ tự ưu tiên các vấn đề cần khắc phục.

    - Đơn vị đo

    + Thời gian giảm xuống

    + Chi phí

    + Số sản phẩm không phù hợp (phế phẩm)

    + Thời gian để làm

    + .........

    - Các nhân tố

    + Các nguyên nhân

    + Sản phẩm

    + Dây chuyền sản xuất

    + Người vận hành máy móc.

    + Thiết bị.

    + .........

    *Ý nghĩa của biểu đồ

    - Cho thấy rõ nhân tố nào xuất hiện với tần số lớn nhất để hành động khắc phục kịp thời.

    - Cho phép biểu thị bằng đồ thị đánh giá hiệu quả của bất kỳ cải tiến nào, và nhờ đó động viên được tinh thần trách nhiệm của nhân viên và công nhân trong cải tiến đó.

     

    4.Mô hình phân tán. (Biểu đồ tán xạ)

    Mô hình phân tán là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa 2 bộ số liệu liên hệ xảy ra theo cặp. Mô hình phân tán được trình bày các cặp như một tập hợp điểm. Mối quan hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng của tập hợp đó. Mối quan hệ thuận giữa hình dạng của các đám mây đó. Mối quan hệ thuận giữa x và y là các giá trị tăng lên của x được gắn với các giá trị tăng lên cuả y. Mối quan hệ nghịch có nghĩa là các giá trị tăng lên của x kéo theo các giá trị giảm đi của y.

    Trong nhiều trường hợp, chúng ta có các dữ liệu liên quan đến một số đặc tính hoặc liên quan tới các dữ liệu khác. Các dữ liệu này được lấy từ các nguồn khai thác khác nhau; từ người sản xuất, dịch vụ, quản lý.

    Ví dụ, chúng ta có thể muốn biết công việc dở dang có ảnh hưởng tới tỷ lệ lỗi của việc nhập dữ liệu vào máy tính hay không. Mối quan hệ này có thể được đánh giá mà không mang tính toán học bằng cách sử dụng biểu đồ tán xạ.

    Trên trục số, trục tung biểu thị cho những đặc trưng Y mà chúng ta muốn khảo cứu, trục hoành biểu thị cho những biến số X mà ta đang xem xét.

    *Ý nghĩa của mô hình

    Mô hình tán xạ cho phép chúng ta biết được mối liên hệ giữa các biến số và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố này đến nhân tố kia.

     

    Emanvn | VOER

    Ngày đăng: 19-09-2017 1,752 lượt xem