• KHOẢNG CÁCH TUỔI TÁC VÀ KHOẢNG CÁCH TRÍ TUỆ

    Cả khi khoảng cách giữa tuổi sinh học và tuổi trí tuệ ngày càng mở rộng theo thời gian trưởng thành, thì tỷ lệ giữa tuổi trí tuệ và tuổi sinh học vẫn không thay đổi đến suốt cuộc đời.

     

    TRÍ TUỆ

    Tỷ lệ không đổi này được gọi là “Chỉ số thông minh” - Intelligence Quotient viết tắt là IQ). Chỉ số IQ đúng bằng tuổi trí tuệ (MA) nhân 100 rồi chia cho tuổi sinh học (CA).

    IQ = 100 MA/CA

    - Hầu hết chúng ta có chỉ số IQ gần với 100.

    - Khoảng 2/3 nhân loại có IQ từ 85 đến 115.

    - Chỉ có 1/3 nằm ngoài khoảng 85-115 (trong số này, chỉ có 1/6 trên 115 và 1/6 còn lại dưới 85).

    Ý nghĩa thực tiển của chỉ số IQ

    IQ (dưới 75) là những đối tượng rất khó để đào tạo và thiếu tính cạnh tranh do không đủ khả năng chống chọi với môi trường công việc. Quân đội Mỹ đã loại ra khỏi danh sách tuyển quân những người IQ từ 85 trở xuống.

    IQ trung bình (90-100) có khả năng cạnh tranh không cao lắm trong các nghề chuyên môn và quản lý điều hành, nhưng họ lại dễ dàng được huấn luyện phục vụ trong nhiều ngành nghề đơn giản.

    IQ ở mức 5% phía trên (121 trở lên) là những người có khả năng tự đào tạo, và rất ít ngành nghề vượt ngoài tầm khả năng của họ.

    * Nếu so với những người có IQ từ 110-125, thì những người có IQ ở giữa 75-90 có đến 8 lần khả năng không vào được cấp III, 7 lần vào tù ra tội và 5 lần sống trong nghèo khổ.

    * Nếu so với những phụ nữ có IQ từ 110-125, thì những phụ nữ có IQ 75-90 có đến 8 lần khả năng trở thành người phải nhận trợ cấp xã hội thường xuyên, 4 lần sinh ra những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ.

    Những người có IQ dưới 50: Chỉ có thể đọc được khi lên lớp 3 hay lớp 4. Tuy nhiên, họ không thể nào theo được các lớp học bình thường mà phải cần đến những chương trình đào tạo đặc biệt.

    Người có IQ 50 -75: Ở mức trí tuệ này, họ thường không thể học hết bậc tiểu học, nhiều người cần có những trợ giúp đặc biệt để tồn tại được trong thế giới này.

    Người có IQ 75-100: Học sinh thuộc khoảng này thường không thể theo kịp những khóa học chuẩn bị cho kỳ thi vào cao đẳng, đại học.

    Người IQ 105-115: Thường là có khả năng tốt nghiệp cao đẳng, nhưng loại bằng cấp thì không được sáng sủa cho lắm.

    Người có IQ trên 115: Không có hạn chế nghề nghiệp nào.

    Chỉ số IQ của người dân có tác động đáng kể tới sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia:

    - 31% những người có IQ dưới 75 phải sống dựa vào phúc lợi xã hội, so với 8% của những người có IQ từ 90-110, 0% đối với những người có IQ trên 125.

     - 55% bà mẹ có IQ dưới 75 phải sống nhờ trợ cấp xã hội sau khi sinh đứa con thứ nhất, so với 12% bà mẹ có IQ từ 90-110 và 1% đối với những bà mẹ có IQ trên 125.

    Mức thu nhập là một lĩnh vực phụ thuộc rất nhiều vào IQ. Song, nói như vậy không có nghĩa IQ là bất biến với một cá nhân, một dân tộc hay giới tính nào. Đời sống cải thiện hơn đã khiến người ta chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng cho bản thân, cho con cái và nhờ đó trí tuệ của con người có phần được cải thiện.

    Chỉ số IQ

     Tỷ lệ

      Trình độ giáo dục

    Vị trí công việc

    Dưới 30 <0,00% Mù chữ Thất nghiệp
    30-49 <0,099% Lớp 1 đến lớp 3 Đơn giản, những công việc liên quan đến bếp núc
    50-59 0,6% Lớp 3 đến lớp 6 Những công việc rất đơn giản
    60-74 4,3%? Lớp 6 đến lớp 8 Chậm, đơn giản, chịu sự giám sát
    75-88 20% Lớp 8 đến lớp 12 Lắp ráp, dịch vụ ăn uống, y tá
    89-99 25% Lớp 8 đến trung học Thư ký ghi chép đơn thuần, đánh máy
    100-110 25% Lớp 12 đến Cao đẳng Cảnh sát, thợ cơ khí, nhân viên kinh doanh
    111-120 15% Cao đẳng đến Cao học Giám đốc, giáo viên, kế toán
    121-126 5% Cao đẳng đến Tiến sĩ Nhà quản lý, giáo sư, kế toán
    127-132 3% Tiến sĩ Thẩm phán, chủ tòa soạn, nhà điều hành
    133-137 1% Không giới hạn Giáo sư đầu ngành, chủ tòa soạn
    138-149 0,9% Không giới hạn Giáo sư vật lý, giáo sư toán học đầu ngành
    150-159 0,09% Không giới hạn Lincoln, Copernicus, Jefferson
    160-176 0,009% Không giới hạn Descartes, Einstein, Spinoza
    177-200 0,0009% Không giới hạn Shakespeare, Goethe, Newton

    (Kiến thức ngày nay)

    TUỔI TÁC - Khoảng Cách Giữa Hai Thế Hệ

    Có một con số thống kê về tình trạng gia đình của những người dân Đông Dương sống tại Hoa Kỳ, là cứ ba gia đình thì một gia đình có con bỏ nhà đi hoang, còn không, dù sống chung dưới một mái nhà thì cũng không ít mâu thuẫn xung đột giữa cha mẹ và con cái.

    Cha mẹ rời bỏ quê hương đi tìm tự do, mong ước cho con cái có một tương lai rực rỡ, nhưng không ngờ rằng có ngày chúng ta mất mát hay xa cách những đứa con yêu dấu. Tại sao như vậy ?

    - Một cô gái khoảng 18 tuổi, bực dọc cho biết: “Cha mẹ cháu dường như không hiểu gì về cháu, chỉ muốn cháu vâng lời một cách tuyệt đối như đứa bé. Luôn luôn la rầy khi cháu lầm lỗi nhưng lại không bao giờ chỉ bảo cho biết phải nên làm gì. Đòi hỏi phải học giỏi, kiếm điểm cao, nhất là lên án kịch liệt cách ăn mặc thời trang của cháu. Cấm cháu có bạn trai, thậm chí không muốn lắng nghe một lời giải thích..."

    - Một em trai khác cũng thổ lộ: “Cha mẹ cháu chẳng bao giờ quan tâm đến cháu. Có rất nhiều chuyện cháu muốn trình bày với cha mẹ để mong tiếp nhận một vài lời khuyên, nhưng dường như họ không có thời gian dành cho cháu vì tờ mờ sáng thì đã ra khỏi nhà, rồi đến tối mới trở về."

     Dù họ cho cháu nhiều tiền và nghĩ rằng như thế là đủ nhưng cháu thực sự cảm thấy lạc lõng ngay giữa chính gia đình. Cháu luôn luôn chống chế lại mọi ý kiến của cha mẹ để họ phải chú ý đến cháu …

    Thật ra, những câu chuyện đại loại như trên chúng ta thường nghe thấy nhan nhãn trong đa số gia đình người Việt định cư tại hải ngoại.

    Những Nguyên Nhân

    1-Khác biệt về văn hóa:

    Văn hóa Á Đông: "con cãi cha mẹ trăm đường con hư" đã trở thành chân lý bất biến, khỏi tranh luận, nêu bằng chứng, lý giải gì cả.

    Còn văn hóa Tây Phương, con cái được tôn trọng, được phép bày tỏ ý kiến của mình dù khác ý với cha mẹ, và tự chủ trong việc định hướng sự nghiệp tương lai của mình.

    Ngoài ra, các bậc cha mẹ khi định cư sinh sống ở hải ngoại vẫn lưu giữ thể hiện những phong tục tập quán của quê hương, dân tộc qua ngôn ngữ, cách phục sức, ăn uống, các sinh hoạt trong gia đình hay ngoài xã hội, còn các em rời quê nhà lúc còn tuổi thơ, những hình ảnh, kỷ niệm về quê hương hầu như đã phai mờ hay không có, rất dễ dàng thu thập những cái hay cái lạ của xứ người. Do đó, giữa cha mẹ và con cái khó tìm được một điểm chung để trò chuyện hay chia sẻ tâm tình với nhau, nên cha mẹ lo lắng nghĩ rằng mình đã mất con nên nghiêm khắc, dùng uy quyền và kỷ luật để níu kéo con cái trở lại với mình, như thế lại vô tình đưa đẩy con cái đi xa mình hơn.

    Bố mẹ cháu không cho cháu chơi với những người bạn nhuộm tóc và trang điểm vì cho thế là hư hỏng, nhưng các bạn ấy chỉ muốn làm đẹp mình hơn thôi chứ các bạn vẫn luôn chăm học, không đua đòi.

    2-Tuổi tác

    Khi con cái đến tuổi trưởng thành thì phần đông cha mẹ đã bước vào tuổi xế chiều. Do đó suy nghĩ, hành động,quan niệm sống, cách diễn tả tình cảm, tâm trạng giữa cha mẹ và con cái khác nhau. 

    Và do tuổi đời chồng chất, tích lũy được những hiểu biết, kinh nghiệm nên cha mẹ nhìn con người, cuộc sống, xã hội với cái nhìn chín chắn, dè dặt, thận trọng.

    Trong khi con trẻ đầy nhiệt huyết, tự tin, hăng say, khám phá nên dễ tự ái, do vậy cha mẹ và con cái khó ngồi lại với nhau để tâm tình, chia sẻ. 

    Có những người suốt đời là thầy dạy ở trường, cố vấn cho bao thanh niên nhưng lại không thể hướng dẫn, chỉ bảo con mình được nếu họ cứ nghĩ mình già dặn, kinh nghiệm, khôn ngoan, mà con cái dưới mắt họ còn bé bỏng, dại dột thì không bao giờ phá vỡ được những mâu thuẫn nầy. Trứng không thể nào khôn hơn vịt!

    3-Môi trường sống

    Vì sinh kế mà cha mẹ đã rời nhà từ sáng sớm khi con còn ngon giấc, đến khi về nhà thì con đã vào phòng riêng. Ngày nghỉ cuối tuần thì con cái mãi mê xem TV, phim, chơi game còn cha mẹ thì nghỉ ngơi, trò chuyện với bạn bè, đi chợ, sinh hoạt cá nhân. Ngày tháng qua dần đưa đến tình trạng cha mẹ và con cái ít có thời gian ngồi lại với nhau để trò chuyện, chia sẻ, tuy sống chung một mái nhà nhưng lại là hai thế giới. 

    Hơn nữa, tại các nước văn minh phát triển mạnh, các bậc cha mẹ không có nhiều cơ hội tìm hiểu về các mặt đời sống xã hội hiện đại, trong khi con cái ngày càng thích ứng và tiến bộ hơn, thì khoảng cách giữa hai thế hệ lại càng xa dần hơn.

    Một đứa trẻ suốt ngày nói tiếng Mỹ ở trường, rồi tư tưởng, ý thức hệ, quan niệm sống do thầy cô, bạn bè, sách vở, cùng những phương tiện thông tin hiện đại cứ thấm dần sâu vào tâm trí, đến khi va chạm, trái ngược với những gì truyền thống của cha mẹ thì cha mẹ giận dữ, nóng nảy, rầy la, than thân trách phận. Kết quả chỉ làm cho mâu thuẫn càng mâu thuẫn, xa cách càng cách xa. 
     
    Lại có gia đình đến định cư ở Hoa Kỳ thì chọn lựa sinh sống ở khu vực toàn người Mỹ vì e ngại gần gũi người Việt rất phức tạp. Do sống lẻ loi, xa cách cộng đoàn, nên con cái chỉ quen nói tiếng Mỹ, giao du với bạn Mỹ, khi cha mẹ nhận hiểu ra con mình đã hoàn toàn Mỹ hóa và xa lạ với chính bậc sinh thành, thì đã quá muộn. Già néo đứt dây, thôi đành phải ngậm ngùi chấp nhận hoàn cảnh vậy.

     

    4-Tâm sinh lý

    Nếu cơ thể tăng trưởng thì tâm tính cũng ảnh hưởng theo. 
     
    Như đến tuổi thiếu niên, con cái thường không thích gần gũi, và ít muốn nói chuyện với cha mẹ. Các em thích sinh hoạt riêng tư như ở trong phòng, đóng kín cửa, nghe nhạc, không thích không khí quây quần trong bữa ăn chung với cả nhà. Có khi viện cớ bận học hành để tránh mặt những thành viên trong gia đình, không muốn bị ai sai bảo, nhắc nhở. 
     
    Các bậc cha mẹ tạm chấp nhận những thay đổi của chúng, đừng khư khư cho mình lúc nào cũng đúng, dễ tạo ra mâu thuẫn, mâu thuẫn nầy ầm ĩ, đầu mối cho những mâu thuẫn khác, khoảng cách càng hơn. 
     
    Nhất là khi con em chúng ta đến tuổi 13, 14, các em không còn hồn nhiên, vui vẻ như trước kia, ngoài việc hay giận và hay thách thức thẩm quyền của người lớn, thì các em còn có một thay đổi lớn khác là một nan đề mà nhiều phụ huynh không biết. Nan đề đó là các em thường hay buồn bã, chán nản và chán đời. Đó là một cảm xúc phức tạp, tiềm tàng, nhẹ nhàng vì thường cha mẹ và người chung quanh không biết. Tâm trạng chán nản nầy rất nguy hiểm, có thể đưa đến những hậu quả tai hại như thường bắt đầu từ việc nhỏ là không thích đi học đến trốn học, bỏ nhà đi hoang , cho đến việc can dự vào những hành động phạm pháp, và có khi đi đến tình trạng tự tử.
     
    Gia đình chỉ là một môi trường bình thường để con trẻ phát triển mọi mặt về thể chất, tinh thần từ lúc ra đời đến tuổi dậy thì, còn bắt đầu từ tuổi dậy thì, gia đình sẽ không thỏa mãn đầy đủ và kịp thời tất cả những thay đổi và đòi hỏi của các em.
     
    Vì vậy, chúng ta cần nhận rõ giữa cha mẹ và con cái luôn luôn có một khoảng cách nhất định nào đó, chính khoảng cách nầy đã gây ra không ít xung đột trong gia đình và có thể ngày càng xa dần hơn. Để có thể hóa giải, hàn gắn hay thu ngắn khoảng cách giữa hai thế hệ, thiết nghĩ cả cha mẹ lẫn con cái không những chấp nhận, cảm thông ở mỗi vai trò của nhau mà còn phải cố gắng, kiên nhẫn, tìm hiểu, để ngày càng thích ứng chan hòa sống vui.
     
    (Machsong)

    Hãy dành cơ hội cho cha mẹ được hiểu mình

    "Chúng ta còn được gặp mẹ cha bao nhiêu lần nữa trong đời". Đó là một topic đã được post lên khá nhiều diễn đàn và thu hút giới trẻ comment. Đó là câu hỏi cho những người con xa nhà lên thành phố hoặc đi xa để học hành, lập nghiệp. Có những người giật mình nhận ra rằng một năm mình về thăm cha mẹ được 2 lần, có người thảng thốt đã 5 năm rồi không về quê với cha mẹ.
    Để hóa giải xung đột, điều đầu tiên là chia sẻ. Bạn có thể mở lòng mình được chứ?
     
     
    Emanvn TH
    Ngày đăng: 18-03-2019 1,254 lượt xem