• BẠN CHO RẰNG MÌNH ĐÃ CỐ GẮNG NHƯNG MÃI KHÔNG THÀNH CÔNG?

    Có thể vì bạn vẫn chưa bỏ được những thói quen xấu dưới đây.

     

    1. Hay ghen tị, săm soi, tọc mạch

    Thay vì dành thời gian tám chuyện, bới móc người khác, bạn nên tận dụng khoảng thời gian đó để làm những việc cần làm tốt cho bản thân như nghỉ ngơi, làm đẹp, học tập hay lên kế hoạch cho các mục tiêu tương lai.

    Ai ai cũng có quyền tự do phát ngôn, nhưng việc buôn chuyện và ganh ghét với người ngoài cũng chẳng khiến bạn cảm thấy tốt hơn hay mang lại cho bạn cuộc sống no đủ, đúng không?

     

    2. Chỉ thích đồ miễn phí hoặc rẻ tiền

    "Của rẻ là của ôi", bạn nên nhớ như vậy. Tất nhiên, không ai phản đối bạn sống tiết kiệm và yêu thích xài đồ giá rẻ. Nhưng đôi khi bạn cần biết đầu tư cho bản thân và tương lai mình. Ví dụ như mua một bộ đồ đẹp với chất lượng tốt, giá thành có thể đắt hơn chút nhưng thời gian sử dụng lâu dài hơn, chưa kể mặc một bộ cánh đắt tiền cũng sẽ mang lại cho bạn diện mạo ưa nhìn, chỉn chu và cuốn hút hơn.

     

    3. Hay bảo thủ, phản bác ý kiến người khác

    Bạn có thể hiểu biết rất nhiều, nhưng không bao giờ biết hết mọi thứ. Đừng cho rằng mình luôn đúng và dựa vào đấy để phản bác ý kiến của mọi người xung quanh.

    Núi cao còn có núi cao hơn, hãy tự nhận thức rằng bản thân còn nhiều thiếu sót và học hỏi kinh nghiệm từ những người khác. Biết đâu, nếu bạn lắng nghe và tham khảo lời khuyên của mọi người, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

     

    4. Hay trì hoãn, lười biếng, chây ì

    Gọi đó là lười nhác, làm biếng, thiếu khả năng, chây lì, hoặc bất cứ thứ gì bạn muốn, nhưng không làm gì khi đáng lẽ ra có việc phải hoàn thành, đó được coi là dấu hiệu của sự yếu đuối hay trốn tránh. Đôi khi, bạn lười vì không muốn đối mặt với điều gì đó, chẳng hạn phải chọn một việc vặt chán phèo hay đụng độ căng thẳng với ai đó. Lần khác, cũng có thể là vì bạn cảm thấy bị quá sức và cho rằng công việc cần tới sự tham gia của cả đội chứ không phải riêng mình bạn. Và đôi khi cũng có lúc bạn thực sự không muốn bị làm phiền. Trong bất kỳ trường hợp nào. Chỉ đơn giản, lười biếng không phải là tính cách mà người ta muốn có.

    Thay vì vậy, hãy: Tìm xem vấn đề thực sự ở đây là gì. Tập trung giải quyết vấn đề thực sự. Hãy sống gọn gàng. Hãy kiểm soát cách bạn nói chuyện với chính mình. Dừng và bước chậm để xem lại và cải tiến cách làm. 

    Giờ thì hãy xem mình có thể làm gì để cải thiện hiện thực. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn chớp thời cơ và hành động ngay lúc này? Điều gì sẽ xảy ra nếu buổi sáng ngủ nướng trên giường thay vì bạn thức dậy và tập yoga, hay nấu một bữa sáng thật ngon? Điều gì sẽ xảy ra nếu trong vòng sáu tháng tới ngày nào bạn cũng làm như vậy?

    Mọi chuyện sẽ rất tuyệt vời, là như vậy đấy. Hãy để những ý tưởng tích cực này lấp đầy suy nghĩ của bạn. Hãy đặt mục tiêu khả thi. Lập một danh sách những ước muốn, mục tiêu và động lực giúp bạn phấn đấu. Thường xuyên rà soát lại tầm quan trọng và giá trị của vấn đề/mục tiêu. Nói với bản thân rằng mình có thể làm điều đó.

     

    5. Không biết cách kết nối với người khác

    Những kẻ thua cuộc thường gặp khó khăn trong việc kết nối với mọi người xung quanh. Kỹ năng giao tiếp và hình thành các mối quan hệ kém sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng công việc khi làm việc nhóm tại trường học, công sở.

    Vì thế, muốn thành công, bạn phải biết dựa vào sức mạnh đoàn kết của tập thể, đồng nghĩa với việc sống dĩ hòa vi quý với mọi người và xây dựng mạng lưới xã giao rộng lớn.

     

    6. Dễ dàng từ bỏ quan điểm của mình

    Thiếu quyết đoán và dễ bị người khác dụ dỗ là hai trong số những nguyên nhân khiến nhiều người đi chệch đường và thất bại. Bạn có một dự án cần thực hiện, bạn tin rằng mình sẽ làm được. Bạn chỉ đang bắt đầu thực hiện ở giai đoạn sơ khai và rồi có người đến nói với bạn rằng bạn đang đi sai hướng, rằng bạn nên đi theo con đường khác. Và thế là, bạn bỏ dở tất cả những gì mình đang làm để quay lại với con số 0 tròn trĩnh và tự nghi ngờ khả năng của chính mình.

    Biết lắng nghe ý kiến của người khác là tốt, nhưng đừng để tất cả mọi người có thể tác động lên quyết định của bạn dễ dàng.

     

    7. Không tin tưởng vào chính mình

    Bạn luôn tự đánh giá thấp chính mình, lúc nào cũng nghe lời người khác nói rằng bạn chẳng làm được tích sự gì đâu, đừng có cố gắng rồi lại ngã đau. Bạn sợ hãi và luôn sống trong cái vỏ bọc an toàn của mình vì sợ thất bại và xấu hổ. Chính điều này đang giết chết tài năng và đóng sập cánh cửa đi đến thành công của bạn.

    Hãy nhớ, Albert Einstein từng bị mọi người nhận xét là kém thông minh và tiếp thu quá chậm trước khi được cả thế giới công nhận là thiên tài vĩ đại.

     

    8. So sánh bản thân với người khác

    Cho dù bạn có nêu ra mình nhiều ưu điểm hay khuyết điểm hơn người khác thì điều này cũng không khiến bạn đạt được lợi ích gì ngoài việc tốn thời gian.

    Thay vì suốt ngày so sánh với người khác, bạn nên tự so sánh bản thân hiện tại với quá khứ để xem mình đã hoàn thiện và trưởng thành theo hướng tích cực hơn chưa. Như vậy, bạn sẽ rút ra được nhiều bài học hơn đấy.

     

    9. Đổ lỗi cho người khác vì thất bại của chính mình

    Cố gắng tìm cách đổ lỗi cho người khác hay các yếu tố khác không khiến bạn giải quyết được vấn đề đâu. Nên nhớ "tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

    Hãy nhìn nhận mọi chuyện khách quan hơn. Thay vì ngồi ca cẩm, than vãn, bạn nên tranh thủ tìm cách xử lý rắc rối và cố gắng không lặp lại sai lầm mà mình vừa mắc phải.

     

    ohman -

    Ngày đăng: 03-03-2018 1,479 lượt xem