• CON ĐƯỜNG CHẠM TỚI THÀNH CÔNG

    Thành công là điều ai cũng muốn hướng tới trong sự nghiệp, cũng như cuộc sống, tuy nhiên con đường chạm tới thành công không phải là dễ dàng. Vì thế, đã có rất nhiều những người đi trước sẵn sàng chia sẻ bí quyết của họ cho những người thế hệ sau.

     

     

    1. Ngoài IQ, EQ, chúng ta cũng cần LQ

    "Chúng ta có IQ, EQ, tôi nghĩ chúng ta cũng ta cần LQ nữa (chỉ số tình yêu). EQ để tìm hiểu, giúp đỡ làm việc với mọi người. IQ để tìm hiểu tri thức làm việc tốt hơn. Nhiều người cả thèm chóng chán, khi đạt cơ hội không dễ, nên lúc mất cơ hội rất dễ ngã lòng. Chúng ta cần LQ vì nhiều người kiếm được nhiều tiền nhưng lại không được tôn trọng", tỷ phú Jack Ma khẳng định.

    Chỉ số LQ được Jack Ma nói tới là chỉ số lòng trắc ẩn khi một người biết đặt mình vào góc nhìn của người khác, hiểu sự thống khổ của người khác. Nó thể hiện cách một người giải quyết vấn đề, họ đã thực hiện được bao nhiêu việc, giúp đỡ được bao nhiều người trên thế giới này.

    Ông cho rằng: để thành công trong kinh doanh, thứ quan trọng nhất không phải là tiền mà là tìm được nhóm người phù hợp, những người sáng tạo, làm việc có tổ chức, có cùng chung ý tưởng. Người phù hợp không phải là người giỏi nhất, xuất sắc nhất. Mà chính là người có thể hợp tác và biết cách làm việc với những người đồng sự. Và để thực hiện được điều này thì chỉ trí tuệ thôi là chưa đủ.

    2. Vũ khí bí mật để thành công, đó chính là "hỏi"

    Steve Jobs được biết tới là người có lòng kì vọng rất cao, ông luôn thách thức những người khác để đạt tới giới hạn của họ, từ đó có những sản phẩm tốt hơn. Dù rằng nhiều người khẳng định những thách thức của Steve Jobs là không thể thực hiện được, thế nhưng Steve Jobs từng cho hay ai cũng có một vũ khí bí mật để thành công, đó chính là "hỏi".

    "Tôi chưa bao giờ thấy ai không muốn giúp mình, nhất là khi tôi yêu cầu giúp đỡ từ họ. Hồi còn 12 tuổi, tôi từng gọi cho Bill Hewlett, người đồng sáng lập HP để xin linh kiện làm một chiếc máy đếm tần số. Ông cười, cho tôi linh kiện đó và rồi còn cho tôi một công việc làm thêm ở HP, mọi thứ thật tuyệt vời.

    Tôi cũng chưa từng thấy ai từ chối hay giập máy khi tôi gọi điện thoại cho họ. Tôi cứ hỏi thôi. Và khi mọi người gọi lại, hỏi tôi, tôi luôn cố gắng có trách nhiệm, để trả món nợ thái độ mà người khác đã ban cho tôi.

    Đa phần mọi người không dám cầm điện thoại lên gọi. Đa phần mọi người không dám hỏi, và đó là thứ khiến họ tách biệt, đôi lúc sự tách biệt đó tạo ra những người làm và những người chỉ biết mơ mộng mà không dám làm".

    Thế đấy, hỏi hay yêu cầu sự giúp đỡ từ người khác chưa bao giờ là điều đơn giản. Không chỉ vì chúng ta cảm thấy bất an, sợ người khác biết được khiếm khuyết của mình mà hành động hỏi còn khiến chúng ta bé nhỏ, kém cỏi hơn người kia.

    Mặc dù vậy, hỏi luôn là một điều tốt và muốn thành công chúng ta cần hỏi nhiều hơn để học được nhiều hơn.

    3. Làm việc với "nhân viên tri thức", hãy nghe nhiều hơn nói để thấy giá trị chuyên môn của họ

    “Không có lý nào chúng ta thuê những người tài giỏi mà còn phải nói cho họ biết họ phải làm những gì. Chúng ta phải thuê những người tài giỏi để họ nói cho chúng ta biết phải làm gì” . Thật tài tình và thâm thúy. Nhiều nhân vật lớn cũng đồng ý với quan điểm này. Như Lee Iacocca cũng đã từng nói: “Tôi thuê những người thông minh hơn tôi và họ phải cố gắng, nỗ lực hơn bình thường.” Cả Jobs và Iacocca đều đang ám chỉ đến một kiểu người: Nhân viên tri thức.

    Điều này thực sự rất quan trọng nếu muốn thành công. Xây dựng các mối quan hệ cá nhân là cách tốt nhất để đảm bảo rằng nhân viên của bạn cảm thấy họ được lắng nghe. Điều này có nghĩa là các nhà lãnh đạo dễ tiếp thu nhất sẽ lắng nghe nhu cầu của nhân viên, đặc biệt là "nhân viên tri thức", hỏi những vấn đề quan trọng nhất đối với họ, và thực sự tìm ra một cách để phát triển họ theo hướng họ muốn đi.

    Và giống như tất cả các đặc tính lãnh đạo tuyệt vời khác, chiến thuật nghe đòi hỏi sự kết hợp của tự tin và sự khiêm tốn mà rất ít người trong chúng ta hiếm khi tự nhiên mà có được”- Lee Ellis, nhà tư vấn lãnh đạo.

    4. Tránh nói dông dài

    Ở đại học, chắc chắn bạn được học rất nhiều bài học có ích giúp bạn hướng tới một tương lai tươi sáng ở nơi làm việc. Nhưng theo Guy Kawasaki, nhà đầu tư mạo hiểm của Thung lũng Silicon, cựu chuyên gia của Apple, có một điều bạn đã quên mất là nói dông dài, nói nhiều không giúp gì nhiều bằng việc giao tiếp tốt.

    Có thể khi ở trường học, bạn được cổ vũ nên viết những bài luận tối thiểu 10 trang. Nhưng trong kinh doanh, đối thoại hiệu quả là phải ngắn gọn nhưng xúc tích. Với khả năng nói tốt và viết tốt thì chắc chắn bạn được chú ý nhiều hơn là việc nói dài, viết dài nhưng không đúng trọng tâm.

    5. Tránh ôm nhiều việc cùng một lúc

    Trong khi Jeff Bezos, CEO của Amazon có thể đảm nhiệm nhiều việc cùng một lúc nhưng ông cũng cho biết rằng nếu chỉ tập trung vào một việc, ông có thể tạo ra những kết quả tốt hơn và hiệu quả hơn. Tại Summit Series mới đây ở Los Angeles, ông đã chia sẻ rằng: “Tôi không thích làm nhiều việc cùng một lúc. Nếu tôi đang đọc email của mình thì tôi chỉ muốn đọc email của mình thôi, không phân tâm làm những việc khác”.

    6. Tránh chỉ tập trung hoàn toàn vào nhu cầu cá nhân

    Cựu chuyên gia đàm phán FBI, doanh nhân Chriss Voss chia sẻ rằng: có rất nhiều chuyên gia chỉ tập trung vào những gì họ cần. Nếu bạn muốn tốt hơn, muốn thăng tiến trong sự nghiệp thì nên hỏi sếp của bạn cần gì, rằng con đường mà doanh nghiệp của bạn hướng tới đâu và bạn có thể làm được gì để giúp đỡ. Như vậy, trong việc giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu, chỗ đứng riêng, bạn đã chứng tỏ với sếp rằng bạn là một người có khả năng và bạn cũng đã nâng được giá trị của bản thân.

    7. Tránh lặp đi lặp lại những câu trả lời nhạt nhẽo khi đi phỏng vấn

    Theo một nhà tuyển dụng công nghệ cao, bạn không thể tới buổi phỏng vấn tuyển dụng mà không chuẩn bị bất cứ điều gì, và bạn cũng không nên nhẩm đi nhẩm lại những câu trả lời mà bản thân chuẩn bị trước.

    Theo Chuck Edward, nhà lãnh đạo của Microsoft, gần như nhà tuyển dụng nào cũng muốn thấy cá tính của riêng bạn trong mỗi câu trả lời. Những câu trả lời nhạt nhẽo hay trả lời cho xong luôn luôn khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy mất hứng khi phỏng vấn bạn.

     

    Emanvn | tổng hợp

    Ngày đăng: 16-11-2017 1,266 lượt xem