• Ai lãnh đạo trong AI sẽ thống trị thế giới: Mỹ và Trung Quốc ai dẫn đầu?

    Coi AI là ưu tiên trong chiến lược quốc gia. Chính vì nhận thức rằng “bất cứ ai lãnh đạo trong lĩnh vực AI sẽ trở thành người thống trị thế giới” mà trong hơn một thập kỷ qua, cuộc chạy đua trong lĩnh vực AI giữa các cường quốc đang ngày càng khốc liệt.

    Hầu hết người Mỹ đều tin rằng vai trò lãnh đạo của Mỹ trong các công nghệ tiên tiến, bao gồm cả AI là bất di bất dịch. Suy nghĩ này nó ăn sâu đến mức mà hầu hết người Mỹ nhất định không tin rằng Trung Quốc có thể là đối thủ cạnh tranh ngang hàng với Mỹ trong lĩnh vực AI. Sự đột phá của ChatGPT trong lĩnh vực Chatbot đã làm cho niềm tin trên của người Mỹ càng được củng cố. Tuy nhiên, nhận định này cần phải xem xét thêm.

    Ngày nay Trung Quốc đang là đối thủ cạnh tranh ngang hàng toàn diện với Mỹ trong việc nghiên cứu, ứng dụng AI vào thương mại cũng như vào an ninh, quốc phòng.
     

    TRUNG QUỐC ĐÃ NGANG HÀNG VỚI MỸ

    Theo Nikkei (Japan, 16/01/2023), Trung Quốc là nhà vô địch không thể tranh cãi trong nghiên cứu về AI, năm 2021 họ đóng góp đến 70,9% số bằng sáng chế của thế giới, vượt xa Mỹ cả về số lượng và chất lượng nghiên cứu về AI. Đây là top 7 công ty có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới về AI: Đứng đầu là Tencent và Baidu (China) cùng có 9.500 bằng sáng chế, đứng thứ 3 là IBM (Mỹ) có 7.343 bằng sáng chế, thứ 4 là Samsung (Hàn Quốc) có 6.900, thứ 5 Ping An (China) có 6.400, đứng thứ 6 và thứ 7 là Microsoft và Alphabet của Mỹ, với lần lượt là 5.821 và 4.068 bằng sáng chế. Bằng sáng chế là một trong những chỉ số để đo. Khi so sánh 2 nền công nghệ, thế giới vẫn so sánh bằng sáng chế, ngoài ra còn so nhiều chỉ số khác.
     
    Về chất lượng nghiên cứu, Trung Quốc cũng vượt trội Mỹ về số các bài báo được trích dẫn nhiều nhất. Thống kê cho thấy trong năm 2021, Trung Quốc đứng đầu bảng với 7.401 bài báo được trích dẫn nhiều nhất, vượt xa con số bài báo được trích dẫn của Mỹ đến 70%. Quan trọng hơn số lượng là chất lượng tính ứng dụng và đột phá của nghiên cứu đó. Cái này phải nhìn từng cái 1.
     
    Trong lĩnh vực nhận dạng khuôn mặt, Trung Quốc đã vượt trội một cách tuyệt đối. Mỹ đã từ bỏ cuộc đua vì những lo ngại về quyền riêng tư. Các công ty Trung Quốc (Hikvision, Dahua Technology), kiểm soát 1/3 thị trường camera an ninh của thế giới; công ty Tiandy, có chiếc máy ảnh chỉ cần ánh sáng từ một ngôi sao duy nhất vào ban đêm để chụp ảnh màu độ nét cao. Trong cuộc thi quốc tế về nhận dạng khuôn mặt năm 2018, các đội Trung Quốc giữ cả 5 giải thưởng cao nhất. Về dữ liệu data, Trung Quốc có số hình ảnh khuôn mặt nhiều gấp 1 triệu lần Mỹ. -- Ứng dụng nhận dạng khuôn mặt vào lĩnh vực An ninh và thành phố thông minh, hiện Trung Quốc có khả năng tìm ra một người bất kỳ trong vòng 3-5 phút giữa một thành phố có 20 triệu dân, dù người ấy đi vào trung tâm mua sắm, đi bộ trên phố, đang ở trên tàu đường sắt đô thị, ở nhà ga sân bay, hay dưới tàu điện ngầm.
     
    Trong lĩnh vực nhận dạng giọng nói, các công ty Trung Quốc đang đánh bại các công ty Mỹ ở mọi ngôn ngữ, kể cả tiếng Anh. Công ty iFlytek của Trung Quốc thường xuyên đánh bại các công ty Google, Microsoft, Facebook, IBM và MIT trong cuộc thi sử dụng ngôn ngữ thứ 2 của mình. Tại cuộc thi quốc tế về đọc hiểu máy của Đại học Stanford, các đội Trung Quốc đã giành được ba trong số năm vị trí dẫn đầu, bao gồm cả vị trí số 1.
     
    Trong lĩnh vực máy bay không người lái (drone), Trung Quốc vượt trội trong lĩnh vực Drone thương mại, còn Mỹ dẫn đầu trong lĩnh vực Drone lưỡng dụng (thương mại kết hợp với chính phủ). Trong số 5 hãng Drone thương mại hàng đầu thế giới, có 3 hãng của Trung Quốc (DJI #1, XAG #4, JOUAV #5), 1 hãng của Mỹ (Skydio #3), trong đó DJI của Trung Quốc đứng số 1 và kiểm soát đến 70% thị phần toàn cầu. Trong lĩnh vực Drone lưỡng dụng, Mỹ chiếm vị trí số 1 (AeroVironment) và vị trí số 3 (Anduril), các vị trí số 2, 4 và 5 thuộc về Đức, Israel và Áo.
     
    TQ mạnh về nhận diện hình ảnh và giọng nói, và drone ... do họ có tệp dữ liệu lớn về hình ảnh và âm thanh, cũng như ko bị giới hạn bởi vấn đề nhân quyền. Ngược lại, Mỹ coi trọng nhân quyền nên lựa chọn theo hướng chatbot, nên 2 mục tiêu khác nhau.
     
    Trong lĩnh vực ô tô tự lái, Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia dẫn đầu thế giới về nghiên cứu, thử nghiệm, phát triển và ứng dụng công nghệ ô tô tự lái. Trong nhiều năm Trung Quốc là kẻ bám đuổi, thế nhưng vào tháng 12/2022, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép vận hành xe taxi hoàn toàn không có người lái có thu tiền. Nhiều chuyên gia lý giải rằng Mỹ chưa cấp phép taxi không người lái có thu tiền chủ yếu là do Mỹ cẩn trọng hơn Trung Quốc về an toàn cho hành khách chứ không phải thua kém về công nghệ.
     
    Trong lĩnh vực Chatbot, sự đột phá của ChatGPT càng khẳng định Mỹ vượt trội Trung Quốc. Việc ChatGPT tạo ra cơn sốt trên toàn cầu những ngày qua đã làm cho nhiều người phải công nhận rằng chỉ có Mỹ mới tạo ra những đột phá làm thay đổi cực lớn tới nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, tác động sâu rộng đến nhiều ngành nghề của nhiều quốc gia trên thế giới. Chưa hết, Siri của Apple và Alexa của Amazon có khả năng hiểu và phản hồi các yêu cầu và mệnh lệnh của con người bằng ngôn ngữ tự nhiên, có thể trả lời câu hỏi, cung cấp thông tin, phát nhạc và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác.
     
    Trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm, rõ ràng Google và Bing của Mỹ vượt trội cả về số người dùng, số ngôn ngữ, lẫn độ ảnh hưởng đến các quốc gia trên toàn cầu.
     
    Trong lĩnh vực truyền thông xã hội, các nền tảng Facebook, Twitter, Instagram của Mỹ tỏ ra vượt trội Tiktok, Weibo, Wechat của Trung Quốc cả về số người dùng lẫn sự phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Một phần do chính sách quản lý mạng xã hội của TQ.
     
    Trong lĩnh vực y tế, Mỹ vượt trội Trung Quốc cả về Robot hỗ trợ phẫu thuật, chuẩn đoán hình ảnh cũng như phần mềm AI trong việc khám, chuẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh. Trong top 10 công ty sản xuất Robot phẫu thuật y tế thì có đến 7 công ty Mỹ, 1 công ty Nhật Bản, 1 công ty Đức và 1 công ty Ireland, không có công ty Trung Quốc nào. Trong top 10 phần mềm AI khám, chuẩn đoán và lên phác đồ điều trị bệnh thì có đến 8 của Mỹ, 1 của Thuỵ Điển, 1 của Anh, trong đó 4 phần mềm Google Health, IBM Watson, Oncora Medica và Cloud MedX Health của Mỹ giữ vị trí từ thứ 1 đến thứ 4.
     
    Trong lĩnh vực CHIP, Vi xử lý, nền tảng Phần mềm, Hệ điều hành, Internet và Cloud ... phải xem ai là số 1, chừng đó AI của họ mới là số 1. Thời điểm 2021, 2 máy tính lượng tử có tốc độ tính toán nhanh nhất thế giới là của Trung Quốc. Máy tính lượng tử 56 quibit Zuchongzi của Trung Quốc đã hoàn thành một tinh toán trong 1,2 giờ, một công việc mà người ta ước tính siêu máy tính Summit của IBM sẽ mất ít nhất 8,2 năm để hoàn thành. Mà máy tính lượng tử không dùng các con chip thông thường. Không hiểu Trung Quốc làm cách nào. Mục đích nhằm để giải quyết một số thách thức lớn nhất, phức tạp nhất của xã hội.
     
    Ở thời điểm 1/2023, thì IBM đã đạt 433 khả năng lên 1121 Qubit đứng top đầu, trong khi TQ là 66 Qubit. 
    Nếu vậy chắc chip có là rào cản đủ lớn để ngăn được Trung Quốc?
     

    TƯƠNG LAI AI SẼ DẪN ĐẦU

    Trong lĩnh vực AI Mỹ có lợi thế về chip bán dẫn, hệ thống máy chủ, thu hút nhân tài, các công ty tư nhân mạnh.
     
    Trung Quốc thì có lợi thế về công nghệ và hệ thống mạng 5G, dữ liệu có qui mô lớn, sự đầu tư của chính phủ, đặc biệt là luật về quyền riêng tư không khắt khe như các nước Âu Mỹ.
     
    Trong khi người Mỹ tin rằng Trung Quốc không bao giờ vượt Mỹ thì người Trung Quốc đang lên kế hoạch sẽ dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030.
     
     
    Đỗ Cao Bảo
     
    ------------------------

    Ông Putin: "Quốc gia nào dẫn đầu AI sẽ thống trị thế giới"

     
    AI được cho sẽ thúc đẩy nền kinh tế của các quốc gia trong nhiều lĩnh vực, từ các ngành công nghiệp nặng đến nghiên cứu y học, và nhất là chiến tranh.

    Ngoài ra, AI còn có thể được sử dụng trong phát triển vũ khí không gian mạng, kiểm soát các loại công cụ như máy bay không người lái, hoặc các loại drone có thể do thám và tấn công đối phương. Cả Trung Quốc và Mỹ đều có kế hoạch phát triển các loại vũ khí trên.

    Phát biểu trước các sinh viên Nga hôm thứ 6 (9/1/2023) vừa qua, Tổng thống Putin nhận định quốc gia nào dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu AI sẽ thống trị cả thế giới. Ông lưu ý rằng Nga không muốn bất kỳ một quốc gia nào độc quyền trong lĩnh vực này: "Nếu có thể dẫn đầu trong lĩnh vực này, chúng ta sẽ chia sẻ những bí quyết có được cho toàn thế giới, giống như cách chúng ta chia sẻ công nghệ hạt nhân vậy".

    Mới đây, tỷ phú Elon Musk cùng 116 nhà lãnh đạo công nghệ khác đã gửi đơn tới Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi ban hành quy định mới về việc phát triển các loại vũ khí chiến đấu mới. Nhóm này cho rằng các loại vũ khí AI sẽ gây nên "cuộc cách mạng vũ khí lần thứ 3", sau khi thuốc súng và vũ khí hạt nhân ra đời.

    Zing news

     

    Ngày đăng: 08-02-2023 208 lượt xem