• THÀNH CÔNG VỚI MẪU CV NGẮN GỌN

    Bản CV ấy đã mang lại cho tôi nhiều cơ hội quý giá khi tôi lần lượt nhận được lời mời phỏng vấn tại Google, BuzzFeed, Oscar và khoảng hai chục công ty khởi nghiệp hàng đầu khác.

    Ngoài ra, tôi cũng được gọi đi phỏng vấn cho các công việc toàn thời gian tại một chiến dịch lớn liên quan tới chính trị hay một công ty có tiếng thuộc chính phủ và thậm chí là một tổ chức có trị giá hàng tỷ đô la.

    CV không cần thiết phải cầu kì và nên có những thông tin sau:

    - Nơi học tập.

    - Kinh nghiệm làm việc.

    - Một vài thông tin hoạt động tích cực bổ sung về bản thân.

    - Và cuối cùng, hãy lưu nó vào một tệp văn bản.

    Tuy nhiên, sau nhiều năm làm việc, tôi đã tìm thấy một mô thức khác để làm tăng hiệu quả cho bản CV này.

    Chân dung của Katie Simon, hiện là founder của "More money for me", tác giả của bài chia sẽ.

    1. Hãy coi CV ấy như một bản phác thảo những điều bạn mong muốn trong buổi phỏng vấn:

    Hãy trả lời 4 câu hỏi sau:

    - Bạn muốn những nhà tuyển dụng hỏi điều gì?

    - Làm cách nào để gây ấn tượng với họ?

    - Bạn muốn họ chú ý hay ít quan tâm vào những vấn đề nào?

    - Và giả sử rằng chỉ có duy nhất trong tay bản CV ấy mà không có một nguồn thông tin nào khác về bạn thì liệu những nhà tuyển dụng có bị thuyết phục và bạn được lọt vào vòng tiếp theo hay không?

    2. Bạn phải thể hiện mục đích một cách rõ ràng.

    Nếu viết quá dài dòng, bạn sẽ khiến mọi thứ lộn xộn và khó hiểu cho người đọc. Bạn sẽ dễ bị từ chối. Khi này việc gây ấn tượng cũng sẽ trở nên vô nghĩa. 

    Hãy loại bỏ những chi tiết thừa càng nhiều càng tốt, ví dụ loại bỏ những khoảng thời gian mà bạn làm những việc không liên quan với tính chất của công việc mới.

    Hay loại bỏ những từ ngữ chỉ dùng trong văn nói. 

    Sau khi viết xong mỗi dòng, hãy tự hỏi: Liệu viết như vậy có giúp mình được nhìn nhận một cách tích cực hơn không?

    3. Bạn cần chú ý hai từ: "Ngắn gọn".

    Tất cả nên được trình bày vừa vặn trên một trang giấy.

    Đối với mỗi phần, bạn chỉ nên đưa ra nhiều nhất 3 hoặc 4 ý chính.

    Với mỗi ý chính ấy thì chỉ cần không quá 3 dẫn chứng cụ thể (2 thường đã là nhiều rồi).

    Mỗi dẫn chứng nên viết trong 1 dòng - điều này buộc bạn phải tập trung vào ý chính mà bạn muốn thể hiện.

    4. Nhấn mạnh vào các kết quả đạt được, sau đó mới nhắc đến các kỹ năng. Khi cần thiết, hãy đưa ra các con số cụ thể. 

    Ví dụ, tôi đã viết "Tăng trưởng lượng người theo dõi Facebook lên 40% và lượng người tiếp cận là 60%" thay vì "Nhận chạy quảng cáo tài khoản Facebook và Twitter".

    Lưu ý, để nhấn mạnh vào các kỹ năng hoặc phương thức làm việc của mình, bạn nên nhắc đến những tác động của cách làm ấy.

    Ví dụ: "Tăng lượng truy cập trang web và chuyển đổi KPI bằng chiến lược SEO" thay vì "Sử dụng chiến lược SEO để tăng lượng truy cập trang web".

    Bởi vì, các công ty sẽ thuê những người có thể mang lại cho họ kết quả hơn là những kĩ năng mà chưa chắc đã tạo nên kết quả.

    5. Thêm các hoạt động ngoại khóa nếu có, kể cả đó là một lớp học kĩ năng mềm hay một blog cá nhân mà bạn được nhiều người dùng mạng xã hội theo dõi.

    6. Hãy đưa cho nhà tuyển dụng thêm nhiều nguồn thông tin khác về bạn.

    Bạn không thể gói gọn mọi thứ về mình chỉ trên một tờ giấy. Khi viết hồ sơ, hãy ghi thêm các liên kết dẫn đến các trang portfolios online, trang web cá nhân, trang Github của mình, hồ sơ LinkedIn, tài khoản Twitter, Instagram và blog ảnh. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng những thông tin bổ sung đó phải phù hợp với tính chất ngành nghề mà bạn đang muốn được xét tuyển.

    7. Xem xét và loại bỏ những kinh nghiệm làm việc lâu đời nhất.

    Nếu bạn đã từng làm việc cho hơn 3 công ty, hãy xem xét việc bỏ đi một hoặc hai công ty đầu tiên trên bản hồ sơ của mình. Trên thực tế, số công ty mà bạn từng làm việc phải nhiều hơn đến 2 lần số lượng mà bạn liệt kê trong hồ sơ của mình, nhưng bạn chỉ nên chọn viết ra những công ty mà bạn cảm thấy gắn bó và hiểu nhất.

    Ngay cả khi bạn không có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, bạn vẫn có thể cân nhắc loại trừ những điểm yếu ít gây ấn tượng. Hãy nhớ rằng đây là một bản phác thảo cho cuộc phỏng vấn trong mơ của bạn. Liệu bạn muốn mất thời gian để nói về việc giao pizza của mình hay dành gấp đôi thời gian ấy để nói về việc bạn đã làm nhưng bản chất nó không gây ấn tượng gì?

    8. Yếu tố độc lạ cũng không kém phần quan trọng.

    Anh trai tôi đã nhận được bằng Thạc sĩ về "Ghế và chỗ ngồi". Nó là kết quả của quá trình học hỏi, nghiên cứu, bộc lộ sự sáng tạo cũng như sự cần cù, và nó đã giúp anh ấy trở thành một ứng viên nổi bật.

    Bạn cũng có thể đang quản lí một kênh YouTube chuyên về việc nướng bánh, hoặc đã từng giành chiến thắng trong các cuộc thi lướt sóng, kể cả khi nó không có liên quan đặc biệt gì đến công việc bạn đang dự tuyển, bạn vẫn nên cân nhắc bổ sung thêm thông tin "không liên quan" ấy vì nó có thể là minh chứng sự tích cực của bạn như tinh thần khởi nghiệp, trí tưởng tượng hoặc khả năng chịu đựng áp lực.

    9. Sự linh hoạt là yếu tố cuối cùng giúp bạn có một bộ hồ sơ sao cho phù hợp với từng nhà tuyển dụng.

    Việc chỉnh sửa để phù hợp sẽ khiến bạn mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, việc rút ngắn thời gian là không khó nếu bạn có sẵn trong tay một loạt những thông tin quan trọng và chỉ cần chắc lọc ra rồi đưa vào bản hồ sơ khi cần thiết.

    Thực tế, tôi chỉ dùng một nửa số dẫn chứng mình đã liệt kê ra ban đầu để đưa vào hồ sơ. Bằng cách này, tôi luôn có sẵn những thông tin cá nhân cần thiết bất kể khi tôi muốn xin vào một vị trí đòi hỏi cao về kĩ thuật hay một công việc nặng về viết lách. Cách này còn đặc biệt hữu ích khi bạn đang nộp đơn xin việc cho nhiều lĩnh vực hoặc cho nhiều vị trí khác nhau.

     

    Emanvn | Trí Thức Trẻ

    Ngày đăng: 15-08-2018 1,176 lượt xem